Hơn 90% Tàu Đánh Bắt Cá Ngừ Không Hoạt Động

Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết, từ tháng 4-2013 đến nay, chỉ có 117/973 tàu công suất trên 90CV tham gia đánh bắt hải sản xa bờ, số còn lại phải hầu như không hoạt động.
Nguyên nhân do giá cá ngừ thấp, chi phí chuyến biển tăng cao, trong khi đó, nhiều ngư dân sử dụng kỹ thuật đánh bắt bằng đèn cao áp, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, gây khó khăn đến việc xuất khẩu cá ngừ.
Giá cá ngừ đại dương trong thời gian quan giảm mạnh, hiện chỉ còn trên dưới 120.000 đồng/kg; giá cá ngừ khai thác câu tay kết hợp đèn cao áp chỉ dao động từ 45.000 - 50.000 đồng/kg.
Những nguyên nhân nêu trên, dẫn đến nhiều ngư dân thua lỗ, không có vốn đầu tư chuyến biển. Sản lượng cá ngừ đại dương của tỉnh Phú Yên đến thời điểm cuối tháng 7-2013 chỉ đạt 4.115 tấn, giảm hơn 31% so với cùng kỳ năm 2012.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, diện tích tôm nuôi của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) bị thiệt hại trên 8.600 ha, chiếm 49,6%, vì thiếu vốn nên nông dân khó có thể lấp lúa trên nền tôm. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hộ nuôi tôm sú bị thiệt hại, kết hợp vốn hỗ trợ sản xuất chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện đã hỗ trợ giống lúa đặc sản ST5 cho tất cả hộ nghèo và hộ cận nghèo ở các xã vùng tôm lúa của huyện. Do đó, vụ lúa mùa 2012 – 2013, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên đã xuống giống được 11.145 ha, trong đó có hơn 75% nông dân sử dụng giống lúa ST, vì giống lúa này phù hợp với thổ nhưỡng địa phương.

Sau 2 năm trồng thí điểm, mô hình trồng dưa an toàn theo hướng VietGAP tại thôn Thành Mỹ (xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) đã đem lại kết quả khả quan. Mô hình này đang được nhân rộng ở địa phương.

Trước năm 2007, hầu hết người dân ở xã Quảng Công (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) đều sống bằng nghề nuôi tôm sú nước lợ. Nghề nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên ẩn chứa nhiều rủi ro. Đặc biệt là trong giai đoạn 2003-2005, các vụ tôm liên tục lỗ lớn khiến nhiều bà con lâm vào cảnh khó khăn.