Giá / Mô hình kinh tế

Cách Đẩy Tử Cung Vào Xoang Chậu Ở Lợn Sinh Sản

Cách Đẩy Tử Cung Vào Xoang Chậu Ở Lợn Sinh Sản
Tác giả: 
Ngày đăng: 13/07/2012

Lúc đó tử cung hồi phục chưa hoàn toàn, cổ tử cung đóng lại chưa kín toàn bộ phần sừng và thân tử cung có thể chui qua được cổ tử cung ra ngoài thành bệnh. Điều trị bệnh này trước tiên ta phải áp dụng thủ thuật đẩy tử cung vào xoang chậu.

Xin giới thiệu thủ thuật này, bà con có thể tự điều trị ở gia đình.

Sát trùng tay và phần tử cung lộ ra ngoài bằng dung dịch thuốc tím 0,1% (cách pha: 1gói nhỏ trọng lượng 1g hoà trong 1 lít nước sạch).

Phải rửa sạch bùn đất và các chất bẩn khác dính vào niêm mạc tử cung cũng bằng dung dịch thuốc tím này. Đổ lên niêm mạc tử cung dầu nhờn như dầu Parapin hay dầu ăn thực vật. Sau đó dùng hai bàn tay cắt ngắn móng (cho khỏi cào xước niêm mạc tử cung khi tiếp xúc) nhẹ nhàng, khéo léo đẩy toàn bộ phần sừng và thân tử cung bị lộn ra bên ngoài vào trong xoang chậu.

Cần chống nhiễm trùng tử cung và cơ thể bằng cách: Thụt rửa tử cung bằng các loại thuốc sát trùng nhẹ. Bơm Penicillin 1 triệu đơn vị +1g Streptomycin +20ml nước cất. Hoặc có thể dùng kháng sinh dạng mỡ xoa khắp lên niêm mạc tử cung trước khi đẩy vào xoang chậu. Mặt khác cần phải tiêm trợ sức trợ lực cho lợn mẹ bằng dung dịch Glucose; B.complex; Cafein một vài ngày cho lợn chóng hồi phục.


Có thể bạn quan tâm

Giám Sát Cúm Gia Cầm Đến Từng Hộ Gia Đình Ở Hưng Yên Giám Sát Cúm Gia Cầm Đến Từng Hộ Gia Đình Ở Hưng Yên

Từ năm 2007, trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm và nhiều loại dịch bệnh mới trên gia cầm và các đàn vật nuôi khác, tỉnh Hưng Yên đã chuyển từ mô hình giám sát dịch bệnh bị động (khi nào có dịch, các hộ gia đình báo cơ quan chức năng hoặc đề nghị chữa trị thì mới phát hiện bệnh) sang mô hình giám sát dịch chủ động dựa vào cộng đồng với sự hỗ trợ của Dự án AI Mê Kông ở 3 huyện điểm là: Phù Cừ, Yên Mỹ và Kim Động.

13/07/2012
Một Nương Sơn - Một Cót Thóc Một Nương Sơn - Một Cót Thóc

Năm 1985, từ đống hoang tàn của một HTX, cái tên xã Thọ Văn xuất hiện trong danh sách địa chính huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Ra đời muộn nhất huyện, nghèo nhất huyện nhưng với cây sơn, “đứa con út” nay đã vươn vai thành người khổng lồ.

13/07/2012
Iêu Hủy Hơn 21.000 Con Heo Vì Dịch Bệnh Iêu Hủy Hơn 21.000 Con Heo Vì Dịch Bệnh

Chiều 12-6, tại cuộc tổng kết 6 tháng của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết hiện dịch tai xanh đã lan ra thêm 2 tỉnh mới, Lạng Sơn và Bạc Liêu.

13/07/2012