Hội Thảo Phát Triển Nuôi Cua Biển Xã Lợi An, Huyện Trần Văn Thời (Cà Mau)
Ngày 30/7, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III Nha Trang - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) tổ chức hội thảo kỹ thuật nuôi cua biển xanh thương phẩm tại xã Lợi An.
Tham gia hội thảo có gần 100 bà con nông dân ở 2 xã Lợi An và Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời. Bà con được các kỹ sư Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong thực tế sản xuất, trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, nuôi cua biển xanh thương phẩm và các biện pháp cải tạo ao nuôi và chọn con giống... Qua đó, giúp người nuôi cua hạn chế rủi ro do dịch bệnh gây ra.
Ngoài ra, bà con nông dân còn tham quan thực tế 3 mô hình nuôi cua thí điểm, được hỗ trợ con giống và thức ăn của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang tại hộ ông Lê Văn Hây, Lê Văn Đây và bà Nguyễn Thị Tấn, ở ấp Tân Thành, xã Lợi An. Qua gần 3 tháng nuôi cua đạt trọng lượng từ 250 - 300 g/con, ước tính thu hoạch đạt từ 150 - 200 triệu đồng/ha.
Đây là năm thứ 2 huyện Trần Văn Thời được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang chọn thực hiện mô hình nuôi cua biển xanh thương phẩm. Mô hình này là hướng đi phù hợp, đặc biệt là các xã vùng chuyển dịch bị ảnh hưởng lớn tác động biến đổi khí hậu; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở vùng đất nhiễm mặn là cần thiết, mô hình luân canh cua - lúa tại huyện Trần Văn Thời được đánh giá là có tính bền vững cao, tăng sản lượng nuôi cua của địa phương trong thời gian tới.
Related news
Anh Võ Thiếu Sơn, ở ấp Bà Tiên 2, xã Phú Đông (huyện Tân Phú Đông - Tiền Giang) có 2 công đất đầm nuôi tôm nằm cặp theo sông Cửa Trung. Sau những vụ nuôi tôm không hiệu quả, anh Sơn quyết định chuyển sang thử nghiệm nuôi cá rô phi thương phẩm, ổn định cuộc sống.
Do trong quá trình nuôi ít tốn kém nên con sò huyết hiện nay đang được nhiều người dân xã Đông Thới, huyện Cái Nước (Cà Mau), đầu tư phát triển.
Hiện nay toàn tỉnh đã hoàn thành việc gieo cấy trên 33.000ha lúa mùa, do ảnh hưởng thời tiết vụ mùa thường là vụ sâu bệnh phát sinh và gây hại mạnh trên cây lúa. Để nắm tình hình sâu bệnh gây hại, chỉ đạo phòng trừ kịp thời, từ ngày 8 đến 11-7, Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức tổng điều tra đánh giá nguồn sâu bệnh đầu vụ mùa trên địa bàn toàn tỉnh.