Hội Thảo Phát Triển Nuôi Cua Biển Xã Lợi An, Huyện Trần Văn Thời (Cà Mau)
Ngày 30/7, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III Nha Trang - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) tổ chức hội thảo kỹ thuật nuôi cua biển xanh thương phẩm tại xã Lợi An.
Tham gia hội thảo có gần 100 bà con nông dân ở 2 xã Lợi An và Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời. Bà con được các kỹ sư Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong thực tế sản xuất, trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, nuôi cua biển xanh thương phẩm và các biện pháp cải tạo ao nuôi và chọn con giống... Qua đó, giúp người nuôi cua hạn chế rủi ro do dịch bệnh gây ra.
Ngoài ra, bà con nông dân còn tham quan thực tế 3 mô hình nuôi cua thí điểm, được hỗ trợ con giống và thức ăn của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang tại hộ ông Lê Văn Hây, Lê Văn Đây và bà Nguyễn Thị Tấn, ở ấp Tân Thành, xã Lợi An. Qua gần 3 tháng nuôi cua đạt trọng lượng từ 250 - 300 g/con, ước tính thu hoạch đạt từ 150 - 200 triệu đồng/ha.
Đây là năm thứ 2 huyện Trần Văn Thời được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang chọn thực hiện mô hình nuôi cua biển xanh thương phẩm. Mô hình này là hướng đi phù hợp, đặc biệt là các xã vùng chuyển dịch bị ảnh hưởng lớn tác động biến đổi khí hậu; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở vùng đất nhiễm mặn là cần thiết, mô hình luân canh cua - lúa tại huyện Trần Văn Thời được đánh giá là có tính bền vững cao, tăng sản lượng nuôi cua của địa phương trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Ông Đỗ Hiếu Liêm, 68 tuổi, ở ấp Phú Khương B, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) là người đi tiên phong và thành công với mô hình nuôi cá tai tượng an toàn sinh học, cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi vụ nuôi. Đây là mô hình mà ngành Nông nghiệp tỉnh đang khuyến khích nông dân áp dụng, đồng thời có chủ trương nhân rộng ra những địa phương khác.
Để đạt được những mục tiêu gieo cấy 5.100 ha lúa, năng suất 55 tạ/ha, huyện Yên Phong chỉ đạo các xã, thị trấn bám sát định hướng của ngành Nông nghiệp, điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch.
Năm 2012, lần đầu tiên huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đưa mô hình nuôi cá lồng bè vào nuôi thí điểm tại khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc xã Trà Tân). Mô hình này đã thành công và đang được nhân rộng, đem lại hướng sinh kế mới cho người dân bị mất đất vùng thủy điện.