Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Tại Xã Yến Dương (Bắc Kạn)

Ngày 23/11, Ban thực hiện Dự án 3PAD thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại xã Yến Dương (Ba Bể).
Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính được thực hiện tại 3 hộ trên địa bàn xã Yến Dương. Mỗi ao thả nuôi 2.000 con giống trên diện tích 1.000 m2, Dự án 3PAD hỗ trợ 100% tiền giống và thức ăn, vôi bột, thuốc phòng, trị bệnh và cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là trên 50 triệu đồng.
Sau gần 7 tháng khảo nghiệm cho thấy, loại cá này rất phù hợp với nguồn nước và khí hậu ở địa phương, tốc độ phát triển trung bình đạt 100 gram/tháng. Đến thời điểm thu hoạch, trọng lượng cá đạt khoảng 800 gram/con (dự kiến ban đầu 400 gam); tỷ lệ sống 70%; 1.000 m2 cho thu hoạch trên 1 tấn cá, lãi trên 100 triệu đồng.
Được biết, Yến Dương là xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn của huyện Ba Bể với gần 80 ao hồ lớn nhỏ, tổng diện tích ao hồ trên 3ha. Tuy nhiên lĩnh vực phát triển nuôi trồng thủy sản của xã chưa đạt hiệu quả cao do người dân chưa có nhiều kinh nghiệm, quy mô còn nhỏ lẻ… Mô hình thí điểm nuôi cá rô phi đơn tính thực hiện thành công sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình, tạo sản phẩm tươi, sạch cung ứng ra thị trường. Góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương. Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương vận động nhân dân mở rộng diện tích phát triển mô hình nuôi loại cá này.
Related news

Vụ Hè Thu, thời tiết thường có nhiều bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rau màu (nắng nóng, mưa nhiều). Vì vậy, để giảm thiểu những tác hại, rủi ro trên cây trồng do thời tiết gây ra, nông dân cần chú ý và có những biện pháp kĩ thuật tác động sao cho phù hợp và hiệu quả trong tất cả các khâu của mùa vụ.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, 63 tuổi ở xã Hộ Hải, (huyện Ninh Hải) áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên 3,5 sào đìa của gia đình.

Mới đây, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) đã hoàn thành nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Biofloc, với ưu thế giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí thức ăn cho người nuôi tôm.