Hỗ Trợ Tối Đa Cho Sản Xuất Nông Nghiệp Tốt

Ngân sách Nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông, lâm, thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo Quyết định số 01 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, ngân sách Nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông, lâm, thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Về hỗ trợ, ngân sách Nhà nước hỗ trợ: Không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP. Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; dạy nghề cho lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn; biên soạn, in ấn tài liệu, biểu mẫu phục vụ các lớp đào tạo, tập huấn.
Ngoài ra, hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM).
Có thể bạn quan tâm

Ngày 29/5, Hội đồng Khoa học - Sở Khoa học Công nghệ (KHCN) Thừa Thiên Huế nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng và tiêu thụ nấm Linh chi và một số nấm ăn tại huyện Phú Vang” (gọi chung là Dự án) do Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN - Sở KHCN thực hiện.

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Giống nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cung cấp 60 vạn cá giống cho các tổ chức, hộ nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh Lai Châu (tăng 30 vạn con so với cùng kỳ năm trước).

Để tạo bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, Xã Yên Thắng (Yên Mô - Ninh Bình) đã có chủ trương chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản kết hợp làm trang trại vừa và nhỏ.