Cơ Sở Nuôi Cá Tầm Lớn Nhất Thế Giới

Ngày 12/11, tại huyện Lắk, Đắk Lắk, Tập đoàn cá tầm Việt Nam đã tổ chức Lễ khai trương cơ sở nuôi trồng cá tầm Nga trên lòng hồ thủy điện Buôn Tu Srah.
Cở sở này được đánh giá là có quy mô lớn nhất thế giới, với lượng thả nuôi có thể đạt đến 1 triệu con, vốn đầu tư dự kiến khoảng 1.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn đầu, cơ sở tại Buôn Tu Srah sẽ thả nuôi 40.000 con cá thương phẩm thể khai thác trứng và thịt, sau đó sẽ nâng quy mô lên trên 1 triệu con.
Trong vòng 2 năm tới, Tập đoàn cá tầm Việt Nam dự kiến sẽ đầu tư thêm từ 5-10 trung tâm nuôi trồng cá tầm mới có quy mô tương đương tại tỉnh Đắk Lắk. Sản lượng trứng cá tầm từ hệ thống nuôi trồng dự kiến đạt đến 1.000 tấn/năm.
Với giá bán buôn sản phẩm cá tầm hiện nay là 8.000-12.000 USD/tấn, giá trứng cá tầm xuất khẩu là 1.000-6.000 USD/kg, việc nuôi cá tầm với quy mô lớn sẽ đem lại nguồn thu lớn, tạo ra một ngành nghề thủy sản mới có hiệu quả kinh tế cao, giải quyết lao động tại địa phương.Hiện Đắk Lắk có gần 37.000ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích các lòng hồ đập thủy lợi, thủy điện quy mô lớn, có tiềm năng trong việc nuôi trông cá loại thủy đặc sản chiếm phần lớn.
Lòng hồ thủy điện Buôn Tu Srah là điểm nuôi trồng cá tầm thứ 5 của Tập đoàn cá tầm Việt Nam, sau các hồ nuôi tại Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Định và Bắc Giang./.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn xã Lương Hòa (Giồng Trôm) thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả. Trong đó, hộ ông Nguyễn Văn Trung, sinh năm 1962, ở ấp Phong Điền, thí điểm thành công mô hình trồng dưa gang, đạt hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhưng gần 100 hộ dân tham gia HTX Sản xuất và kinh doanh rau an toàn ở thôn 6, xã Nghĩa Dũng (TP Quảng Ngãi) vẫn kiên trì theo đuổi và từng bước khẳng định được thương hiệu rau an toàn của địa phương mình.

Thôn Đồng Giàn, xã Đội Bình (Yên Sơn) là thôn thuần nông, có hơn 95% dân số là người dân tộc Cao Lan. Trước năm 1999, thôn có số hộ nghèo nhiều nhất xã với hơn 55% tổng số hộ. Hơn 10 năm qua, bà con đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa ngành, đa nghề. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.