Hỗ Trợ 7,6 Tỷ Đồng Cho Chương Trình Chuỗi Cung Ứng Cá Tra

Hiện tỉnh Trà Vinh có trên 100 ha nuôi cá tra xuất khẩu (trong đó, có 15 ha của Công ty TNHH thủy hải sản Sài Gòn MêKông được công nhận đạt chuẩn Global GAP), với sản lượng đạt hơn 20.000 tấn cá thương phẩm.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa chấp thuận cho Ban Điều phối dự án cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo tỉnh Trà Vinh (IMPP-TV) tiếp nhận nguồn kinh phí hỗ trợ 7,6 tỷ đồng từ chương trình chuỗi cung ứng cá tra bền vững do các tổ chức: Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ), Sáng kiến Thương mại bền vững Hà Lan (IDH), Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Global GAP hỗ trợ cho nông dân, các nhà máy chế biến và các nhà sản xuất thức ăn hoạt động theo chuỗi cung ứng tuân thủ các tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế về sản xuất bền vững và bán cá tra đã chứng nhận cho khách hàng ở châu Âu.
Chương trình được áp dụng cho các cộng đồng nuôi cá tra quy mô nhỏ và vừa, các nhóm nông dân, tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) sản xuất cá tra trên địa bàn tỉnh. Thời gian thực hiện 2 năm từ năm 2010 đến 2012.
Theo quy hoạch nuôi cá da trơn toàn tỉnh đến năm 2015 diện tích 2.710 ha, sản lượng 200.000 tấn; năm 2020 diện tích 3.871 ha, sản lượng 290.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Bắt đầu từ nay, một số vườn ca cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho thu hoạch vụ chính thức đầu tiên. Hiện cả tỉnh Lâm Đồng đã trồng được 1.573 ha ca cao, tập trung ở ba huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên; khoảng một nửa diện tích này bắt đầu cho trái bói (diện tích kinh doanh chính thức còn tương đối ít).

Bằng nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên đã triển khai dự án 'Lâm nông kết hợp trên đất dốc', qui mô 45 ha tại 4 bản của xã Si Pa Phìn gồm Tân Hưng, Tân Lập, Nậm Chim, Pú đao, với 50 hộ tham gia.

Tại thời điểm này, giá mủ cao su chỉ bằng mức 1/2 năm 2011. Trong khi đó, hiện lượng mủ tồn đọng ở các công ty cao su rất lớn.