18 Nghìn Tấn Vải Quả Xuất Khẩu Sang Trung Quốc Qua Cửa Khẩu Kim Thành
Theo thông tin từ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, từ đầu vụ vải đến nay đã có 18 nghìn tấn quả vải tươi của tỉnh Bắc Giang được xuất khẩu qua Cửa khẩu Kim Thành.
Ông Nguyễn Quyết Chiến, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, cho biết: Vụ vải năm nay, các thương lái Trung Quốc đã về tận tỉnh Bắc Giang để ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên đã tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu quả vải, đồng thời tránh được cảnh lộn xộn, ùn tắc như những năm trước.
Được biết, giá quả vải xuất khẩu năm nay theo hợp đồng mua bán giữa người dân và thương lái của Trung Quốc là khoảng 12.000 đồng/kg. Dự kiến, vụ vải năm nay, lượng quả vải xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu của Lào Cai đạt khoảng 40 đến 45 nghìn tấn.
Có thể bạn quan tâm
Để góp phần thúc đẩy nghề nuôi lợn rừng phát triển bền vững, tạo việc làm cho người dân trên địa bàn, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, thời gian qua, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt dự án khảo nghiệm nuôi lợn rừng sinh sản tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát thuộc Chương trình khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ. Dự án khảo nghiệm với 2 mục tiêu chính: Đánh giá sự thích nghi của lợn rừng đã được thuần hóa nguồn gốc Thái Lan tại huyện Bát Xát; cho phối giống tạo ra giống thuần chủng có chất lượng cao.
Đề cập tới nghề nuôi cá tra (CT), thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện các cụm từ: “Treo ao”; người nuôi thua lỗ, thiếu vốn; xây dựng nhà máy chế biến CT theo kiểu phong trào... Đó là “một góc” hiện trạng nghề nuôi CT ở vùng ĐBSCL cần có các giải pháp giải quyết.
VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) được kỳ vọng là hướng phát triển bền vững của ngành nuôi tôm nước lợ. Riêng tại Quảng Nam, dù có được kết quả bước đầu nhưng việc nhân rộng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn...