Hiệu Quả Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm
Từ năm 2009, bà Mè Thị Nụ xã Lệ Mỹ, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ bắt đầu sử dụng hệ thống phun mưa để tưới nước cho đồi chè hơn 1ha của mình. Nhờ có hệ thống phun mưa, gia đình bà giảm bớt được rất nhiều công lao động, do quá trình tưới được cơ khí hoá, tự động hoá cao.
Bà Nụ cho biết: "Trước kia gia đình không có máy tưới rất vất vả. Nếu gánh nước từ dưới lên trên đồi ca thì tôi phải gánh mấy ngày mới có thể xong một đồi chè. Ngay cả việc phun thuốc trừ sâu cũng mất hai lao động. Từ khi có máy tưới thì đỡ vất vả hơn và luôn chủ động được công chăm sóc.”
Không những giảm bớt công lao động trong việc chăm sóc đồi chè mà năng suất chè cũng nâng lên. Trước đây, đến thời kỳ thu hái chè, sau khi bón phân và phun thuốc gia đình bà Nụ phải chờ mưa xuống mới có thể thu hoạch.
Nhưng bây giờ, sau khi bón phân và phun thuốc, gia đình bà sử dụng hệ thống phun mưa thay cho việc chờ mưa xuống. Nhờ đó rút ngắn thời gian thu hái chè, tăng số lần thu hái chè trong một vụ, đồng nghĩa thu nhập cũng tăng lên.
Gia đình bà Mè Thị Nụ là một trong ba gia đình trong xã Lệ Mỹ thực hiện mô hình tưới nước tự động này. Qua 2 năm triển khai, kết quả thu được tại cả ba hộ rất khả quan. Ông Nguyễn Hồng Minh, Phó Chủ tịch xã Lệ Mỹ đánh giá chung về hiệu quả phương pháp tưới nước bằng hệ thống phun mưa: “ Phương pháp này được tới ba mặt: Mặt thứ nhất là công lao động, mặt thứ hai là sản lượng chè, mặt thứ ba là năng suất chè.”
Hệ thống phun mưa là một trong bốn phương pháp tưới nước tiết kiệm. Mô hình tưới nước tiết kiệm tại xã Lệ Mỹ là mô hình thí điểm được thực hiện nhờ vào dự án hỗ trợ nông nghiêp, nông thôn và nông dân của Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia. Dự án này được bắt đầu thực hiện từ năm 2007, và đến nay đã thực hiện trên 17 tỉnh thành trong cả nước, trong đó có Phú Thọ.
Dự án nhằm hỗ trợ và khuyến khích bà con nông dân phát triển sản xuất. Khi tham gia mô hình, các hộ miền núi được hỗ trợ 75%, và các hộ tại đồng bằng được hỗ 50% chi phí đầu tư hệ thống tưới nước.
Thạc sĩ Đỗ Văn Quang, Chủ nhiệm dự án cho biết: “ Thực hiện đến nay đã được 3 năm, bà con hết sức ủng hộ. Tôi hy vọng có nhiều chương trình thí điểm như thế này để bà con học tập và mạnh dạn đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.”
Cũng theo thạc sĩ Đỗ Văn Quang, hệ thống phun nước này người dân hoàn toàn có thể tự đầu tư. Mỗi một ha cây trồng cần chi phí khoảng 50 triệu đồng, tuy đầu tư ban đầu khá lớn nhưng cách làm này cũng giúp nhanh lấy lại vốn.
Với những hiệu quả, mô hình này cần được nhân rộng nhằm giảm thiểu khó khăn cho bà con nông dân, đồng thời tăng năng suất chất lượng sản phẩm nâng cao đời sống cho bà con nông dân, đặc biệt là bà con nông dân các huyện vùng núi.
Related news
Bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện tình yêu biển đảo của ngư dân Quảng Nam. Mô hình “đồng quản lý vùng biển” là ví dụ sinh động.
Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.
Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Thạnh Tây đã có từ khá lâu, tuy nhiên trước đây phần lớn là do Vườn quốc gia Gò Gò - Xa Mát tổ chức nuôi. Đến khoảng đầu năm 2013, khi VQG mở lớp đào tạo kỹ thuật và cung cấp con giống cho người dân ở xã Thạnh Tây thì nghề nuôi ong lấy mật mới được nông dân tiếp cận và phát triển. Tuy đây là một mô hình còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người dân nâng cao thu nhập.