Lúa Bị Ngộ Độc Hữu Cơ
Vụ đông xuân năm 2010-2011, tỉnh Đăk Lăk đã gieo sạ gần 30.600 ha lúa nước, vượt 19% so với kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết diện tích lúa đang phải hứng chịu “đại nạn” với những triệu trứng như rễ bị nghẹt, sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc, ít đẻ nhánh.
Khảo sát trên các cánh đồng tại TP Buôn Ma Thuột, Ea Kar, Krông Năng, Ea Súp… nhìn từ xa, các ruộng lúa non mơn mởn trong thời kỳ trổ đòng, nhưng khi lại gần thì hầu hết lá bị vàng, chóp lá khô đỏ, cứng thô, trên lá kèm theo nhiều vết đốm nâu, thậm chí bị thối thân, thối bẹ, rễ đen, lá khô đỏ vàng hoặc có nhiều vết xám, cây ngưng trệ sinh trưởng.
Giải thích về nguyên nhân trên, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, thời gian qua do gặp mưa nhiều, trên địa bàn tỉnh nhiều cánh đồng lúa hiện là vùng đất được tích tụ nhiều chất hữu cơ đang trong giai đoạn phân giải, nên đất ruộng có nơi bị sình lầy, yếm khí, đặc biệt những ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục.
Bên cạnh đó, do gieo sạ sớm, bã thực vật và rơm rạ chỉ được vùi vào đất mà chưa phân hủy hết, ruộng nước sâu, úng ngập liên tục, nước ứ đọng lâu ngày không tháo được cũng dễ gây tình trạng thiếu ôxi, khí độc và các axít tích lũy nhiều làm tăng độ chua của đất, ảnh hưởng đến sự hô hấp và sinh trưởng của bộ rễ, làm rễ thối đen và không phát triển, khả năng hút chất dinh dưỡng giảm gây ra tình trạng cây bị ngộ độc hữu cơ.
Để xử lý hiệu quả hiện tượng ngộ độc hữu cơ, ông Hồ Văn Thắng-Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Đăk Lăk cho biết, biện pháp trước mắt là: đối với những diện tích lúa gieo sạ sớm, bị ngộ độc hữu cơ nặng, làm chết cây cần tiến hành tiêu hủy, cày vùi phơi ải đất chuẩn bị cho vụ sau.
Những ruộng chớm bị, cần tháo kiệt nước phơi vài ba ngày, nếu ruộng trũng không thể tháo được nước thì phải bón thêm bột vôi, phân chuồng hoai mục, phân lân và kali để tăng khả năng chống chịu của cây lúa, tăng cường làm cỏ sục bùn; tuyệt đối không bón phân hữu cơ chưa hoai mục, đạm cho các chân ruộng này; khi cấy lúa hồi xanh trở lại, bộ rễ mới phát triển thì tiến hành chăm sóc bình thường…
Related news
Do hiện nay cá tra tra giống tại ĐBSCL đang có xu hướng giảm nên trong thời gian tới Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (RIA 2) sẽ tạm ngưng cung cấp cá tra giống bố mẹ ra thị trường và chưa cho biết thời gian khi nào cung cấp trở lại.
Ngày 19/02/2013, tại hội trường khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ thuộc ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong khuôn khổ thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Chi cục Thủy sản Hậu Giang tổ chức buổi tập huấn “Kỹ thuật ương nuôi cá chẽm” cho hơn 30 cán bộ kỹ thuật và nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vĩnh Viễn A.
Một số nông dân tại các vùng nuôi cá nước ngọt lớn thuộc TP. Biên Hòa, các huyện Định Quán và Trảng Bom cho hay, giá cá nước ngọt, như: chép, điêu hồng, lóc, rô đồng bán tại bè, ao, hồ đang giữ khá cao. Cụ thể, cá chép khoảng 45 - 46 ngàn đồng/kg, điêu hồng 40 - 42 ngàn đồng/kg, rô đồng từ 35 - 36 ngàn đồng/kg…