Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Ở Thạnh Tây (Tây Ninh)
Đây là một mô hình còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người dân nâng cao thu nhập.
Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Thạnh Tây đã có từ khá lâu, tuy nhiên trước đây phần lớn là do Vườn quốc gia Gò Gò - Xa Mát tổ chức nuôi. Đến khoảng đầu năm 2013, khi VQG mở lớp đào tạo kỹ thuật và cung cấp con giống cho người dân ở xã Thạnh Tây thì nghề nuôi ong lấy mật mới được nông dân tiếp cận và phát triển. Tuy đây là một mô hình còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người dân nâng cao thu nhập.
Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Thành, một trong những hộ nuôi ong thành công ở ấp Thạnh Tây, xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên. Ông Thành cho biết, trước đây gia đình ông cũng có nuôi 2 - 4 thùng ong tự nhiên để lấy mật, tuy nhiên do thiếu kỹ thuật nên không thu lợi được bao nhiêu. Đến đầu năm 2013, khi VQG Lò Gò Xa Mát tổ chức tập huấn và được tài trợ về con giống thì ông và nhiều hộ nông dân ở ấp Thạnh Tây mới có điều kiện tiếp cận, bước đầu nuôi và mở rộng quy mô đàn ong mật tại nhà. Đến nay, ông Thành đã có 16 thùng ong, trong đó có 12 thùng ong “ngoại” (là ong giống Itali do Vườn quốc gia cung cấp) và 4 thùng ong “nội” (là loại ong mật tự nhiên do người dân tự bắt về nuôi).
Trung bình một thùng ong ngoại sau 20 ngày nuôi sẽ thu mật một lần với sản lượng từ 4 - 5 lít/1 thùng 10 cầu ong. Với mức giá hiện tại bán ra thị trường khoảng 200.000 đồng/lít, sau khi trừ chi phí cho thu nhập 1.000.000 đồng/tháng/thùng ong. Đối với giống ong nội địa, tuy năng suất thấp hơn, chỉ thu 3 - 4 lít mật/1 thùng 5 cầu ong và 2 tháng mới được thu 1 lần, nhưng giá bán ra cao hơn, khoảng 500.000 đồng đến 600.000 đồng/lít. Như vậy, với 16 thùng ong mỗi tháng ông Thành có thu nhập khoảng 10 triệu đồng.
Về kỹ thuật, ông Thành cho biết nuôi ong lấy mật không khó, nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, chịu khó kiểm tra đàn ong thường xuyên và phải tinh tế nhạy bén phát hiện sự thay đổi bất thường của đàn ong để kịp thời xử lý. Người nuôi cần phải am hiểu về đặc tính của chúng như xây tổ, chia đàn, mùa hoa nở, đặc biệt là phải nắm rõ kỹ thuật tạo chúa cho đàn ong. Nắm được những điều cơ bản đó là thành công đến 80 - 90%. Ngoài ra, do con ong rất khoẻ, ít bệnh “vặt”, chỉ cần phòng bệnh chấy rận và cần giữ chế độ ăn cho ong để ong không bị tiêu chảy là được. Do ong mật có tập tính tự kiếm ăn ngoài tự nhiên, chỉ trừ vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 - khi lượng hoa ngoài tự nhiên thiếu hụt thì mới phải cho ong ăn thêm thức ăn, bổ sung thêm phấn hoa và chất dinh dưỡng.
Ông Lê Ngọc Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Tây cho biết, toàn xã hiện có 12 hộ nuôi ong với khoảng 40 thùng ong. Do nghề này đã cho thấy hiệu quả kinh tế bước đầu, nên xã cũng đã có kế hoạch phát triển mô hình nuôi ong - về cả quy mô và số lượng với định hướng là xây dựng nhiều tổ liên kết nuôi ong. Hiện tại, VQG Lò Gò - Xa Mát vẫn tiếp tục cung ứng con giống và trang thiết bị cho người nông dân với mức giá 800.000 đồng/1 thùng ong gồm 5 cầu, đồng thời VQG còn thường xuyên cử cán bộ xuống từng gia đình để kiểm tra cũng như hướng dẫn kỹ thuật nên cũng tạo được sự yên tâm cho người nuôi ong. Tuy nhiên, khi nghề nuôi ong phát triển nhiều thì có thể sẽ có khó khăn về thị trường tiêu thụ mật ong. Ông Hiếu đề xuất VQG Lò Gò Xa Mát tạo điều kiện thu mua mật ong cho nông dân, để việc tiêu thụ mật ong tại xã Thạnh Tây được thuận lợi.
Có thể bạn quan tâm
Do hiệu quả vượt trội, mô hình chống rét này hiện đã được nhân rộng tại các vùng nuôi cá bống bớp trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng và trên cả tỉnh Nam Định. Ghi nhận của các chuyên gia nuôi trồng thuỷ sản, mô hình này có thể áp dụng với nhiều loài cá nuôi đặc sản nước mặn, lợ khác có khả năng chịu rét kém như vược, song, giò.
Phong trào trồng cacao xen trong vườn dừa và vườn cây ăn trái khác đang phát triển mạnh ở hầu hết đất vườn Bến Tre. Cùng với 52.000 ha diện tích dừa, 43.000 ha diện tích cây ăn trái, khoảng 9.500 ha cacao đang phát triển khá tốt và có chiều hướng gia tăng.
Trong những năm qua, khai thác lợi thế, nghề nuôi trồng thủy sản đã phát triển mạnh. Phong trào nuôi ngọt phát triển khắp nơi, từ vùng rừng núi xa xôi đến đồng bằng rộng lớn, nhất là đồng bào vùng sâu vùng xa, nơi giao thông còn gặp nhiều khó khăn