Anh Nguyễn Văn Khởi Hành Công Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Ở Cà Mau
Những năm qua, anh Nguyễn Văn Khởi, ấp Thọ Mai, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân (Cà Mau), là một trong những người thực hiện thành công và có hiệu quả cao mô hình cấy lúa trên đất nuôi tôm.
Trên thực tế, anh Khởi đã làm lúa từ 10 năm chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cũng có năm bị thất bại, riêng 2 năm nay, mô hình gieo cấy hoặc sạ lúa trên đất nuôi tôm phát huy hiệu quả.
Với 1,5 công lúa trên đất nuôi tôm, từ năm 2009 đến nay, trong khi phần lớn bà con nông dân kể cả vùng khép kín ấp Vàm Xáng, xã Phú Mỹ thất bại vụ gieo cấy lúa trên đất nuôi tôm, nhưng anh Khởi vẫn thu hoạch đều đều từ 150 - 200 giạ lúa mỗi năm.
Đối với người nông dân, gieo cấy lúa trên đất nuôi tôm có hiệu quả hay không, yếu tố quyết định đầu tiên là cấy hay sạ lúa như thế nào để cây lúa có thể sống và phát triển. Ngoài việc giữ ổn định mực nước, độ mặn, người nông dân còn phải canh theo lịch thời vụ cho phù hợp và không nên ồ ạt gieo cấy và thả tôm nuôi cùng một lúc.
Anh Khởi chia sẻ kinh nghiệm: Đầu mùa mưa nên xả nước phèn, phơi mặt đất nứt chân chim, giữ lại nước ngọt đến khoảng cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 dương lịch rồi sạ hoặc cấy.
Nếu gieo mạ cấy được vụ lúa trên đất nuôi tôm, vụ tôm nuôi quảng canh cải tiến sẽ ổn định và bao giờ cũng cho năng suất cao hơn so với không làm được lúa.
Ông Nguyễn Thanh Mộng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mỹ, nhận định: Mô hình của anh Khởi nhiều năm qua mang lại hiệu quả rất cao, mùa mưa anh sạ lúa, nuôi tôm quảng canh cải tiến xen canh với nuôi cua; đặc biệt là anh còn nuôi cá và trồng hoa màu.
Nhiều bà con trong ấp làm theo mô hình này rất có hiệu quả. Hội Nông dân xã đã chọn mô hình của anh để hướng dẫn, nhân rộng cho hội viên và nông dân học tập, làm theo.
Có thể bạn quan tâm
Nếu như ở nhiều nơi để thu hút thiên địch, nông dân thường áp dụng trồng hoa trên bờ mẫu, thì một số nông dân thuộc tổ hợp tác sản xuất ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy tận dụng đất bờ bao để trồng dưa hấu vừa có lợi về môi trường, vừa cho hiệu quả về kinh tế.
Ở thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản (Bình Phước) hiện có rất nhiều hộ khá lên nhờ trồng cây tầm vông. Giá tầm vông tương đối ổn định, khi thu hoạch tùy loại lớn nhỏ có giá bình quân từ 10 đến 25 ngàn đồng/cây. Sau mỗi đợt thu hoạch, trừ chi phí nông dân thu lãi gần 60 triệu đồng/ha tầm vông. Loại cây này còn rất hiệu quả trong việc sử dụng quỹ đất xấu.
Việc thiếu quy định về mức thuế đối với Indonesia là "bất ngờ thực sự" duy nhất trong các mức thuế đối kháng sơ bộ của Mỹ đặt ra đối với bảy quốc gia sản xuất tôm công bố hôm thứ Tư, một nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ cho biết