Hiệu Quả Từ Cây Dưa Lê Xen Vụ Ở Hưng Long (Hải Dương)
Đã từ nhiều năm nay, cây dưa lê trồng xen giữa 2 vụ lúa mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình ở xã Hưng Long (Ninh Giang - Hải Dương).
Trên cánh đồng Lô thuộc thôn Hán Lý mới ngày nào còn là màu vàng của lúa chín thì nay đã bạt ngàn màu xanh của cây dưa lê, anh Nguyễn Đức Ổn đang cùng vợ chăm sóc ruộng dưa lê cho biết: "Vụ chiêm xuân năm 2013, gia đình tôi cấy hơn 8 sào ruộng, đến nay đã thu hoạch xong, đồng thời làm luống trồng được 7 sào dưa lê xen vụ, tăng 1 sào so với vụ trước.
Cây dưa lê được người dân trong xã đưa vào gieo trồng xen giữa 2 vụ lúa đã hơn 10 năm nay và mang lại nguồn thu lớn cho nhiều gia đình. Không kể công làm đất, công chăm bón, mỗi sào dưa lê nông dân chỉ cần đầu tư khoảng 120 nghìn đồng tiền giống, phân bón sau 50 - 55 ngày là được thu hoạch. Vụ trước, gia đình tôi trồng 6 sào, chỉ trong thời gian chưa đầy 2 tháng cho thu lãi 25 triệu đồng".
Hằng năm, sau khi thu hoạch lúa chiêm xuân sớm gia đình chị Nguyễn Thị Nghiệp cùng ở thôn Hán Lý, thường sử dụng 6 sào để trồng dưa lê. Vụ này, chị trồng giống dưa lê xanh Nông Hữu. “Những vụ trước, mỗi sào dưa lê cho thu lãi 4 triệu đồng. Mặc dù nhà chỉ có 2 lao động chính song thấy rõ hiệu quả từ việc trồng dưa, nên vụ này, sau khi thu hoạch lúa chiêm xuân, gia đình đã chủ động làm đất, đặt bầu gieo hạt. Đến nay, mới chỉ nửa tháng mà cây dưa đã ra hoa đậu quả, nếu thời tiết thuận lợi chỉ 1 tuần nữa là được thu hoạch”, chị Nghiệp phấn khởi cho biết.
Năm nay, xã Hưng Long có 750 hộ trồng cây dưa lê xen vụ với tổng diện tích 65 ha, tương đương vụ trước. Ở vụ dưa lê này, nhiều gia đình trong xã trồng từ 6 - 8 sào như gia đình ông Trần Đình Thắng, Bùi Đức Hưng, Bùi Văn Kiệt ở thôn Hào Khê; Nguyễn Đắc Thế, Nguyễn Đức Ổn, Lê Tất Tuyến, Nguyễn Đắc Kinh ở thôn Hán Lý.
Cũng theo như các hộ trồng dưa trong xã cho biết, cây dưa lê Nông Hữu của Viện Cây lương thực và cây thực phẩm (Gia Lộc) có thời gian sinh trưởng ngắn (từ khi trồng đến khi được thu hoạch khoảng 35 ngày), thời gian thu hoạch kéo dài từ 15 - 20 ngày. Nếu chăm sóc tốt mỗi sào dưa lê xen vụ cho thu từ 700 - 750 kg quả. Hiện nay, diện tích dưa lê sớm đã bắt đầu cho thu hoạch với giá bán tại ruộng 8.000 đồng/kg. Với giá này, trừ chi phí, mỗi sào dưa lê xen vụ ở Hưng Long có thể cho lãi 4 triệu đồng.
Related news
Bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện tình yêu biển đảo của ngư dân Quảng Nam. Mô hình “đồng quản lý vùng biển” là ví dụ sinh động.
Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.
Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Thạnh Tây đã có từ khá lâu, tuy nhiên trước đây phần lớn là do Vườn quốc gia Gò Gò - Xa Mát tổ chức nuôi. Đến khoảng đầu năm 2013, khi VQG mở lớp đào tạo kỹ thuật và cung cấp con giống cho người dân ở xã Thạnh Tây thì nghề nuôi ong lấy mật mới được nông dân tiếp cận và phát triển. Tuy đây là một mô hình còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người dân nâng cao thu nhập.