Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Cao
Tính đến thời điểm này, bà con nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) thả nuôi được khoảng 500ha tôm nuôi công nghiệp, trong đó có gần 300ha tôm thẻ chân trắng, tăng gấp 1,5 lần so với diện tích tôm sú.
Theo nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp cho biết: Những năm gần đây do thời tiết diễn biến phức tạp, các yếu tố môi trường nước trong ao đầm nuôi tôm thường xuyên biến động, làm tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi. Do đó, càng kéo dài thời gian nuôi, làm cho chi phí sản xuất tăng lên, hiệu quả kinh tế mang lại không nhiều, nhưng tiềm ẩn rủi ro rất cao.
Vì vậy, hiện nay nhiều hộ nuôi tôm sú công nghiệp, đã chuyển dần sang nuôi tôm thẻ chân trắng, nhằm rút ngắn thời gian thu hoạch để hạn chế rủi ro và tranh thủ nuôi được nhiều vụ trong năm. Được biết, một vụ nuôi tôm sú công nghiệp thường kéo dài từ 4 đến 5 tháng, nhưng đối với tôm thẻ chân trắng sau 2 tháng thả nuôi là cho thu hoạch.
Related news
Về xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những ngày này, màu xanh của lúa đã phủ kín các cánh đồng. Trên mảnh ruộng hơn 6 sào, chị Trần Thị Trâm, xóm Đoài vừa nhanh tay vãi phân bón thúc đợt 1 vừa vui vẻ trò chuyện với chúng tôi: “Mảnh ruộng này tôi đã cấy xong cách đây 1 tháng bằng giống BC15. Đây là giống lúa năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn nên hạn chế được thiệt hại do dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận gây ra”.
Tỉnh ta là vùng trồng lúa nổi tiếng vùng đồng bằng sông Hồng với nhiều giống lúa đặc sản như nếp cái hoa vàng, tám xoan, tám ấp bẹ, dự hương… Tuy nhiên, diện tích cấy lúa đặc sản ở các địa phương trong tỉnh hiện đã giảm đáng kể.
Ngày 7-8, Công ty Holcim Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân, Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nghiệm thu Mô hình Tưới phun mưa sử dụng năng lượng mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận.