Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Kinh Tế Trang Trại
Năm 2012 Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ triển khai mô hình trang trại vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) tại hai xã Ba Tiêu và Ba Vinh. Mô hình này đã giúp hộ gia đình biết quản lý, sử dụng tiềm năng sẵn có tại địa phương, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mô hình trang trại VACR của anh Chế Minh Thái được Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ hỗ trợ thực hiện trên 3 ha, kinh phí đầu tư gần 154 triệu đồng, gồm trồng rừng, nuôi cá, chăn nuôi trâu, heo, nuôi gà thả vườn. Sau 3 năm triển khai, mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế, với thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm (sau khi trừ chi phí).
Gia đình anh Phạm Văn Lam ở xã Ba Vinh cũng được Trạm Khuyến nông huyện đầu tư xây dựng mô hình kinh tế trang trại trên diện tích 2 ha, với tổng kinh phí trên 140 triệu đồng. Mô hình này gồm trồng rừng, chăn nuôi heo ky, gà Hrê thả vườn, nuôi trâu và đào ao nuôi cá. Sau 2 năm triển khai, mô hình đã bắt đầu có thu nhập gần 70 triệu đồng/năm.
Anh Phạm Văn Lam cho biết: Qua thực hiện mô hình do Trạm Khuyến nông đầu tư, trước tiên tôi nuôi được 10 con heo ky, qua quá trình chăm sóc đúng kỹ thuật đàn heo đã sinh sản tôi bán được 14 con, trung bình 1 con 1 triệu đồng.
Bên cạnh đó tôi bán được 60 - 70 con gà Hrê; bán vài trăm ký cá cho nhân dân, tạo điều kiện cho gia đình phát triển kinh tế và nuôi con ăn học.
Tính đến nay, huyện Ba Tơ đã hình thành được gần 70 mô hình kinh tế trang trại với quy mô vừa và nhỏ. Các mô hình là nguồn thu nhập ổn định cho các gia đình từ 70 đến 80 triệu đồng mỗi năm.
Mô hình đã tạo điều kiện giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đáp ứng nhu cầu thực phẩm tại chỗ, phát triển kinh tế bền vững tại địa phương. Ngoài các mô hình kinh tế trang trại do Nhà nước hỗ trợ vốn, một số hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn để phát triển sản xuất.
Điển hình như gia đình anh Dương Ngọc Sơn đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng phát triển kinh tế theo quy mô trang trại, qua đó tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho gia đình. Hiện tại anh Sơn đang nuôi 120 con heo siêu nạc, 30 con heo rừng, cứ sau 6 tháng anh xuất chuồng. Bình quân một năm anh Sơn thu nhập khoảng 100 triệu đồng.
Ông Nguyễn Thanh Lục - Phó trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ cho biết: Từ thực tiễn xây dựng mô hình kinh tế trang trại trình diễn tại 2 xã Ba Tiêu và Ba Vinh, Trạm Khuyến nông phối hợp với UBND xã tổ chức triển khai cho các xã lân cận; đồng thời tổ chức nhân rộng mô hinình theo quy mô lớn hơn và yêu cầu sát với thực tế hơn. Qua đó đã góp phần xoá đói giảm nghèo từng bước phát triển sản xuất theo hướng bền vững.
Related news
Những năm gần đây, trong khi người dân nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lao đao vì dịch bệnh trên tôm hoành hành thì ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) người nuôi tôm đều trở nên khá giả với mô hình nuôi tôm sú. Năm 2012, Vĩnh Sơn được đánh giá là địa phương nuôi tôm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.
Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.