Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Ếch Thái
Nhằm giúp nông dân khai thác mô hình nuôi ếch Thái, góp phần tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ vốn không hoàn lại cho một số hộ nuôi trình diễn, anh Võ Thanh Quang, ngụ tổ 1, ấp Mỹ Thạnh, xã Song Thuận (Châu Thành), là một trong những người nuôi ếch thành công.
Năm 2008, anh bắt đầu nuôi với diện tích 100 m2, "vèo" này được anh khép ván, trải bạt để thả nuôi 1.000 con ếch thịt. Giá ếch thịt lúc đó cũng dao động từ 25.000 - 40.000 đồng/kg. Không dừng lại đó, anh tìm tòi học hỏi và được sự chuyển giao kỹ thuật của Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện về nuôi ếch thương phẩm và làm giống.
Năm 2011, anh thả nuôi 25 cặp ếch giống sinh sản, ép đẻ liên tục, đến 40 - 45 ngày là bán ếch giống. Anh xuất bán 20.000 con ếch giống, giá từ 1.000 - 1.500 đồng/con; giá ếch thịt cao nhất 90.000 đồng/kg (5 con/kg), anh thu nhập phần ếch giống được 20 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Anh Nguyễn Đức Huy, ngụ ấp Mỹ Hoà; anh Nguyễn Hữu Minh Triệu, ngụ ấp Mỹ Thạnh, cùng xã Song Thuận, có số lượng làm giống và nuôi ếch thương phẩm tương đương với anh Quang. Lợi nhuận mang lại từ con ếch làm cho người nuôi phấn khởi.
Không riêng xã Song Thuận, mà xã Long Hưng cũng có nhiều hộ nuôi ếch như hộ ông Nguyễn Văn Khá (Hai Khá) ngụ ấp Long Thuận A nuôi nhiều ếch giống. Từ 3 - 4 năm nay ông thả nuôi 50 con ếch bố mẹ, mỗi năm suất bán 4 lần, mỗi lần trung bình 400 kg. Giá ếch giống từ 28.000 - 30.000 đồng/kg, với giá này ông thu về 50 triệu đồng/năm.
Anh Ngô Lập Đức, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh, phụ trách huyện Châu Thành đánh giá về mô hình nuôi ếch: Trước đây, trong huyện có nhiều hộ tham gia nuôi, nhưng do mới mẻ, giá cả đầu ra chưa cao, nên người dân chưa mặn mòi với vật nuôi này. Còn bây giờ, con ếch bắt đầu có giá, nên hiện nay có khoảng hơn 10 hộ tập trung sản xuất trên địa bàn xã Song Thuận.
Related news
Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành – An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…
Từ năm 2010, hồ thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước. Khai thác tiềm năng mặt nước lòng hồ này, bà con ven hồ xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là tín hiệu tốt để nhân dân ven hồ, bao gồm bà con các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên phát huy lợi thế 214 km2 mặt nước hồ thủy điện Sơn La để phát triển kinh tế gia đình.
Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.