Hậu Giang: Dịch Sâu Đục Trái Bưởi Đã Được Khống Chế

Dịch sâu đục trái bưởi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bắt đầu bùng phát mạnh từ sau Tết Nguyên đán cho tới nay, đã làm 1.291/1.722 ha bưởi bị hại, chủ yếu tập trung ở địa bàn huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, làm giảm năng suất trên 70%. Ngoài ra, sâu cũng tấn công một số loại cây có múi khác như cam sành, chanh…
Chi cục BVTV tỉnh đã hướng dẫn nông dân cách phòng trừ như thu nhặt các trái bị sâu tấn công để chôn lấp hoặc đốt bỏ, sử dụng túi nilon bao trái bưởi (khi trái bưởi được 1 tháng tuổi). Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Fipronil và Chlorantraniliprole (tên thương mại như: Regent 800WG, Cagent 800WG, Lexus 800WP, DuPontTM Prevathon 5SC…) khi trái 1 tháng tuổi, sau đó 20 ngày phun lại lần 2, cần áp dụng 4 đúng khi phun.
Related news

Đây là những quả trứng của những gà mái được nuôi chăn thả tự do trên đồng cỏ, ăn thức ăn hạt sản xuất tại địa phương và sử dụng năng lượng của mặt trời và gió thay cho năng lượng hoá thạch trong toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh của trại nuôi gà.

Trước bối cảnh cả 3 dịch bệnh nguy hiểm: LMLM, cúm gia cầm và tai xanh đồng loạt xuất hiện, việc TP HCM xây dựng thành công nhiều vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm làm “bức tường lửa” đang trở thành mô hình điểm cho các địa phương khác học làm theo.

Theo thống kê sơ bộ, từ đầu năm đến nay, gần 50 trại sản xuất tôm giống ở Cà Mau đã ngừng hoạt động, hàng trăm trại khác hoạt động cầm chừng, nhiều trại bị thua lỗ nặng.