Hậu Giang: Dịch Sâu Đục Trái Bưởi Đã Được Khống Chế
Dịch sâu đục trái bưởi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bắt đầu bùng phát mạnh từ sau Tết Nguyên đán cho tới nay, đã làm 1.291/1.722 ha bưởi bị hại, chủ yếu tập trung ở địa bàn huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, làm giảm năng suất trên 70%. Ngoài ra, sâu cũng tấn công một số loại cây có múi khác như cam sành, chanh…
Chi cục BVTV tỉnh đã hướng dẫn nông dân cách phòng trừ như thu nhặt các trái bị sâu tấn công để chôn lấp hoặc đốt bỏ, sử dụng túi nilon bao trái bưởi (khi trái bưởi được 1 tháng tuổi). Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Fipronil và Chlorantraniliprole (tên thương mại như: Regent 800WG, Cagent 800WG, Lexus 800WP, DuPontTM Prevathon 5SC…) khi trái 1 tháng tuổi, sau đó 20 ngày phun lại lần 2, cần áp dụng 4 đúng khi phun.
Có thể bạn quan tâm
Sau gần 2 năm nuôi thử nghiệm thành công tại Việt Nam, Công ty TNHH Ba Huân và các doanh nghiệp, trang trại nuôi gà đẻ khu vực phía Nam vừa ký hợp tác cung cấp, sản xuất giống gà đẻ thương phẩm Hy – Line.
Những năm gần đây, hồ tiêu là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Giá hồ tiêu luôn ở mức cao khiến nhiều hộ đua nhau mở thêm diện tích. Người chặt bỏ vườn cà phê, người tìm mọi cách phá rừng để lấy đất trồng hồ tiêu. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo song người dân không mấy để tâm. “Cơn sốt” này được dự báo là sẽ đi kèm với nhiều rủi ro khó lường.
Giá nấm rơm tươi được thương lái thu mua tại chỗ là 24.000 đồng/kg và luộc là 40.000 đồng/kg, đã thu hút khá nhiều nông dân tham gia chất nấm sau khi thu hoạch lúa Hè thu. Huyện Long Mỹ (Hậu Giang) được xem là nơi có nhiều hộ trồng nấm rơm trong tỉnh và những hộ này đã thu được lợi nhuận khá cao.