Prices / Tin thủy sản

Giải pháp quản lý môi trường ao tôm

Giải pháp quản lý môi trường ao tôm
Author: Nguyễn An
Publish date: Wednesday. April 14th, 2021

Sử dụng loại thức ăn lâu tan trong nước, duy trì sự phát triển của tảo trong ao nuôi, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để phân hủy chất thải lắng tụ trong nền đáy ao để quản lý tốt môi trường ao nuôi tôm.

Giữ môi trường ao nuôi luôn sạch. Sử dụng máy quạt nước nhằm gom tụ các chất thải vào khu vực giữa ao, dùng máy bơm xiphong chất thải đưa ra ao chứa chất thải.

Hàm lượng ôxy hòa tan (DO)

DO biến đổi trong ngày thấp vào buổi sáng, cao nhất vào 4 – 5 giờ chiều và thay đổi thời tiết theo thời gian trong năm. Hàng ngày, cần tiến hành đo 2 lần/ngày, khi chỉ số đo đạc (test nhanh) ngoài ngưỡng cho phép cần xác định nguyên nhân và kịp thời xử lý hiệu quả. Để tăng cường DO cho ao nuôi, cần lắp đặt hệ thống quạt nước và sục khí, điều hòa và phân bố ôxy đồng đều ở các tầng nước khắp trong toàn ao.

Nhiệt độ

Trong ao nuôi tôm, nhiệt độ nước không có sự phân tầng rõ ràng và hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian trong ngày và điều kiện thời tiết. Người nuôi quản lý nhiệt độ bằng cách chọn vụ nuôi thích hợp, nâng cao độ sâu của ao nuôi khoảng 1,5 – 1,8 m, sử dụng quạt nước để trung hòa nhiệt độ. Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp 27 – 32 độ C, tôm sử dụng thức ăn rất tốt, tăng trưởng nhanh và khả năng kháng bệnh cao.

pH

Ổn định pH trong môi trường ao nuôi bằng cách duy trì sự phát triển ổn định của tảo. Thông thường, pH thấp vào buổi sáng và cao vào buổi chiều, nếu pH trong ngày dao động > 0,5 đơn vị thì nên sử dụng vôi CaCO3 hoặc Dolomite liều lượng 7 – 10 kg/1.000 m3 hòa tan tạt đều khắp ao vào buổi tối để nâng cao độ kiềm và tăng cường hệ đệm.

Khi pH <7,5 nên sử dụng vôi bột CaO lượng 5 – 7 kg/1.000 m3 hòa nước tạt đều khắp ao để nâng pH.

Khi pH >8,5 thường kèm theo tảo phát triển mạnh, thay một phần nước trong ao và dùng mật rỉ đường 2 – 3 kg/1.000 m3 vào lúc 9 – 10 giờ sáng và quạt nước liên tục.

Trong quá trình nuôi định kỳ 7 ngày/lần dùng Dolomite hoặc CaCO3, liều 7 – 10 kg/1.000 m3 để ổn định pH.

Độ mặn

Độ mặn giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu giữa nguyên sinh chất của tôm và nước. Để giảm độ mặn cho ao trước hết phải xử lý tảo và cấy vi sinh để giảm được lượng tảo; thay nước thường xuyên hàng ngày 3 lần/ngày; dùng quạt gió, tăng ôxy để tôm có thể phát triển; giữ mực nước sâu từ 1,2 m trở lên để góp phần ổn định nhiệt độ. Thiết kế hệ thống lưới chắn chống nắng hoặc căng bạt trên mặt ao để hạn chế sự tăng nhiệt.

Khi độ mặn xuống thấp, cần dùng khoảng 22 kg vôi bột để hòa tan ở trong nước ao nhằm khử trùng và ổn định được nồng độ pH. Sử dụng chế phẩm sinh học để có thể đánh xuống ao. Bổ sung Vitamin C vào trong thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm.

Độ kiềm

Độ kiềm ảnh hưởng tới quá trình làm cứng vỏ khi tôm lột xác, trong quá trình nuôi, định kỳ 7 ngày/lần dùng vôi Dolomite hoặc vôi CaCO3 7 – 10 kg/1.000 m3 để ổn định độ kiềm trong ao nuôi.

Độ trong

Độ trong, độ đục cũng là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng cần kiểm soát trong ao nuôi thủy sản. Nếu độ đục nước cao (độ trong thấp), cần tiến hành thay nước. Lựa chọn thời điểm thay nước thích hợp, nên cấp nước vào lúc nước sông đang lớn, tránh thời điểm lũ đang về. Đồng thời, có thể loại bỏ hạt lơ lửng trong ao bằng muối vô cơ như nhôm sunfat (Al2(SO4)3)) để tạo kết tủa và lắng tụ. Ngược lại, nếu độ trong của nước quá cao, người nuôi cần kiểm tra lại pH trong ao nuôi. Nếu pH thấp thì phải bón thêm vôi, kết hợp bón phân và sử dụng các hóa chất gây màu nước nhằm cung cấp dinh dưỡng, kích thích tảo phát triển làm giảm độ trong của nước.

Giải pháp chung

Dùng các loại thức ăn có đủ thành phần dinh dưỡng, cho ăn vừa đủ. Sử dụng loại thức ăn lâu tan trong nước.

Duy trì sự phát triển của tảo trong ao nuôi. Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để phân hủy chất thải lắng tụ trong nền đáy ao.

Giữ môi trường ao nuôi luôn sạch. Sử dụng máy quạt nước nhằm gom tụ các chất thải vào khu vực giữa ao, dùng máy bơm xiphong chất thải đưa ra ao chứa chất thải.

Để quản lý hàm lượng các khí độc (NH3,H2S,NO2)) tồn tại trong ao, trước vụ nuôi cần tẩy dọn ao thật kỹ, vét hết chất thải tồn tại trong ao. Sử dụng các chế phẩm sinh học để làm giảm nguồn khí độc trong ao. Duy trì và ổn định pH trong ao từ 7,5 – 8,5 để hạn chế tính độc hại của các loại khí này.


Related news

Kỹ thuật nuôi cá chép V1 Kỹ thuật nuôi cá chép V1

Kỹ thuật cải tạo ao nuôi cá chép V1? Phương pháp chăm sóc cá chép V1?

Wednesday. April 14th, 2021
Thoát nghèo từ những mô hình thủy sản mới Thoát nghèo từ những mô hình thủy sản mới

Thoát nghèo từ những mô hình thủy sản mới Trước đây, đa phần các gia đình vùng ven biển chỉ trông chờ vào nguồn thu chính từ người đàn ông đi biển

Wednesday. April 14th, 2021
Nuôi tôm tại Bình Định - Lợi ích đa chiều từ công nghệ sinh học Semi-Biofloc Nuôi tôm tại Bình Định - Lợi ích đa chiều từ công nghệ sinh học Semi-Biofloc

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai mô hình nuôi TTCT theo công nghệ Semi-Biofloc không những giảm chi phí đầu tư khá nhiều

Wednesday. April 14th, 2021