Prices / Trồng lúa

Giải pháp canh tác thông minh trên đất nhiễm mặn

Giải pháp canh tác thông minh trên đất nhiễm mặn
Author: Hồng Huệ
Publish date: Monday. May 18th, 2020

Tại vùng đất nhiễm mặn của ĐBSCL canh tác lúa gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những năm gần đây biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, vụ hè thu càng thêm khó.

Tuy nhiên, ở vùng đất nhiễm mặn của huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, ông Lê Văn Điển và nhiều bà con vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan mỗi khi bàn đến việc xuống giống vụ hè thu 2020 sắp tới.

Vận dụng kinh nghiệm bản thân kết hợp qui trình canh tác lúa thông minh và những khuyến cáo từ ngành nông nghiệp là những yếu tố mà ông và bà con tin tưởng sẽ giúp vụ hè thu 2020 thắng lợi. Trong đó, rửa mặn phèn thật kỹ cho ruộng trước khi xuống giống là điểm mấu chốt quyết định.

Hiện nay, tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, nông dân sau khi thu hoạch lúa đông xuân đã bắt đầu tranh thủ thực hiện các bước vệ sinh đồng ruộng, cày ải để chuẩn bị xuống giống vụ hè thu.

Theo bà con, cày khô, phơi ruộng thời điểm này sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất. Để tăng sức chống chịu cho hạt giống trong điều kiện bất lợi, bà con chọn các giống lúa chịu mặn tốt và xử lí hạt giống trước khi sạ. Áp dụng qui trình canh tác lúa thông minh, bà con gieo sạ thưa, lượng giống không quá 120kg/ha.

Thông tin từ ngành nông nghiệp dự báo, mùa mưa năm 2020 khả năng sẽ xuất hiện muộn hơn so với trung bình hàng năm. Tổng lượng mưa tháng 3 - 4/2020 phổ biến thấp hơn trung bình hàng năm từ 15 - 25%. Tuy nhiên tổng lượng mưa các tháng 5 - 8/2020 sẽ cao hơn so với trung bình hàng năm từ 10 - 30%.

Trước tình hình thời tiết, thủy văn vẫn còn diễn biến bất lợi trong sản xuất, các ngành chức năng khuyến cáo, việc xuống giống lúa hè thu 2020 cần tập trung vào tháng 5 để hạn chế rủi ro. Đối với những khu vực bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, bà con cần tập trung rửa mặn, phèn thật kỹ trước khi xuống giống. Cụ thể:

- Khâu làm đất: Sau khi thu hoạch lúa đông xuân, bà con cần tranh thủ vệ sinh đồng ruộng, cày ải phơi đất cắt mao dẫn phèn, phân hủy rơm rạ, diệt lúa rài, lúa chét và mầm bệnh.

- Bón vôi rửa phèn và mặn: Trước khi xuống giống khoảng 2 tuần, bón lót vôi (đá vôi nung) từ 300- 500 kg/ha.

- Ngâm nước ruộng: Sau khi bón vôi cho nước vào ruộng ngâm tối thiểu khoảng 2 tuần để độc chất mặn phèn đi ra dung dịch đất. Xả bỏ nước trong ruộng đến cạn. Sau đó cho nước vào đo lại, độ mặn dưới 1‰ và pH đất từ trên 5,5 – 7 thì mới được xuống giống.

- Đánh rãnh phèn thoát phèn: Cần đánh nhiều rãnh trong ruộng, chiều rộng rảnh khoảng 20 cm, sâu 20 cm, khoảng cách giữa các rãnh 6m.

- Đảm bảo thời gian cách ly giữa hai vụ ít nhất 15-20 ngày (đối với những vùng 3 vụ /năm).

 - Sử dụng giống cấp xác nhận, chịu mặn và ít nhiễm sâu bệnh, mật độ sạ thưa hợp lý 80-100 kg/ha. Để tăng sức chống chịu cho hạt giống trong điều kiện bất lợi của môi trường, có thể xử lý hạt giống trong lúc ngâm ủ bằng các chất có thể hỗ trợ hạt giống nảy mầm, sinh trưởng tốt.

- Tăng cường bón phân hữu cơ giúp cải tạo đất, đồng thời bón phân cân đối NPK.

Theo PGS.TS Mai Thành Phụng, giải pháp canh tác lúa trên vùng đất nhiễm mặn, hiệu quả nhất vẫn là phòng chống mặn từ xa.

Việc áp dụng qui trình canh tác lúa thông minh như giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới sẽ góp phần giúp bà con ứng phó với tình hình khó khăn của vụ hè thu 2020. Để đảm bảo năng suất, bà con nên áp dụng qui trình bón phân thông minh. Cụ thể:

Giai đoạn trước khi gieo sạ, bón lót phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn, với lượng bón 100 – 160 kg/ha.

Giai đoạn 7-10 ngày sau sạ, bón thúc lần 1, phân Đầu Trâu TE A1, lượng bón 100 - 150kg/ha.

Giai đoạn 18-22 ngày sau sạ, bón thúc lần 2, phân Đầu Trâu TE A1, lượng bón 120 - 150 kg/ha.

Giai đoạn 38-42 ngày sau sạ, bón thúc lần 3, phân Đầu Trâu TE A2, lượng bón 80 - 100 kg/ha.

Từ năm 2016, qui trình bón phân thông minh này đã được kiểm chứng mang về hiệu quả giúp giải độc mặn, hạ phèn cho đất. Cây lúa khỏe, cứng cây và ứng phó tốt với tình hình hạn mặn bất lợi trên nhiều chân đất mặn phèn của ĐBSCL.


Related news

Phòng chống bệnh đạo ôn lúa, khó mà dễ Phòng chống bệnh đạo ôn lúa, khó mà dễ

Không có vụ lúa xuân nào ở Nghệ An không bị bệnh đạo ôn phá hoại với nhiều mức độ thiệt hại khác nhau.

Monday. May 18th, 2020
Phòng trừ sâu cắn gié hại lúa Phòng trừ sâu cắn gié hại lúa

Lúa trong giai đoạn chuẩn bị làm đòng đến trổ bông ngoài bệnh đạo ôn, cuốn lá, rầy nâu thì bệnh sâu cắn chẽn (sâu cắn gié) có thể gây hại trên diện rộng.

Monday. May 18th, 2020
Ve đen hại lúa Ve đen hại lúa

Những năm qua, các vùng trồng lúa tại khu vực các tỉnh miền Bắc thường xuyên xuất hiện một loài ve đen gây hại, nông dân quen gọi là “ve đen 8 chấm”.

Monday. May 18th, 2020