Giá Ớt Tăng Cao

Thời gian gần đây, nông dân ở các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Yên Định, Vĩnh Lộc… (Thanh Hóa) đang hết sức vui mừng khi giá ớt quả bất ngờ tăng vọt, gấp 7-10 lần so với năm trước. Bình quân mỗi sào ớt mang về cho người dân từ 18-20 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Huệ, ở xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa cho biết từ 5.500 đồng/kg, 2 tuần gần đây, giá ớt đã tăng lên 45.000 đồng/kg, có ngày lên tới 55.000 đồng/kg nhưng không có đủ hàng vì thị trường ớt tươi tại Trung Quốc đang hút hàng.
Theo một cán bộ của Công ty rau quả Thanh Hóa, từ đầu vụ, công ty này đã ký hợp đồng thu mua ớt của dân với giá 5.500 đồng/kg, nhưng thị trường biến động bất ngờ, khiến công ty cũng phải đẩy giá lên để giữ nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy. Tuy nhiên, sản lượng thu mua đã sụt giảm rất nhiều so với năm trước.
Được biết, bình quân mỗi sào ớt cho thu hoạch khoảng từ 1,3-1,5 tấn quả. Nếu tính theo giá hiện nay, mỗi sào ớt cho người nông dân nguồn thu từ 18-20 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Vụ này toàn tỉnh Thanh Hóa trồng được khoảng gần 300 héc ta ớt.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình tôm - lúa (1 vụ tôm, 1 vụ lúa) đã khẳng định được tính hiệu quả cũng như tính thích nghi đối với khu vực ven biển ĐBSCL; tiềm năng mỗi năm có thể mở rộng SX lên 200.000 - 250.000 ha, sản lượng đạt khoảng 1 triệu tấn lúa hữu cơ, đặc sản và trên 100.000 tấn tôm sạch phục vụ nhu cầu chế biến XK.

Trong khi một số nhà máy sản xuất hạt điều xuất khẩu lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thiếu nguyên liệu, phải thường xuyên nhập khẩu thì nông dân trồng điều lại không dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Nghịch lý trên tồn tại nhiều năm qua, một phần do thiếu sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ.

Thời gian qua, mặt hàng nhãn tiêu da bò chủ yếu xuất khẩu, việc tiêu thụ ở nội địa rất hạn chế do có ít người ăn. Theo nhiều tiểu thương thu mua nhãn tiêu da bò, giá nhãn tiêu giảm là do đầu ra trong xuất khẩu đang yếu, giá nhãn tiêu da bò giảm mạnh làm không ít nhà vườn ngán ngại đầu tư, chăm sóc vườn nhãn. Trong khi đó, hiện bệnh chổi rồng trên cây nhãn vẫn tiếp tục gây hại, làm giảm năng suất, sản lượng cho trái của nhiều vườn nhãn tại ĐBSCL.