Giá / Mô hình kinh tế

Cần Thay Đổi Tập Quán Cho Trâu Bò Ăn

Cần Thay Đổi Tập Quán Cho Trâu Bò Ăn
Tác giả: 
Ngày đăng: 15/05/2012

Các kết quả nghiên cứu của ngành chăn nuôi cho thấy: khác với những loài ăn thịt, ăn tạp dạ dày trâu bò có 4 ngăn (dạ cỏ, tổ ong, lá sách, múi khế) để phù hợp với sự tiêu hóa thức ăn có nhiều chất thô xơ như cỏ, rơm, xác thực vật…

Trong dạ cỏ của trâu, bò có hệ thống vi sinh vật cộng sinh rất phát triển, sinh sản nhanh, chúng gồm nhóm động vật nguyên sinh (Protozoa), vi khuẩn (Bacteria), nấm. Vai trò của các vi sinh vật này là tham gia tích cực vào quá trình lên men, phân giải xenlulô, phóng thích các thành phần dinh dưỡng bên trong như tinh bột, đường, các protid, các acid amin...

Ngoài ra, sự có mặt của hệ thống vi sinh vật còn giúp trâu bò sử dụng được nguồn nitơ phi protein như carbamic, muối amon tạo thành protein của chính bản thân vi sinh vật, xác vi sinh vật lại là nguồn cung cấp chất đạm cho trâu bò ở phần sau đường tiêu hóa.

Tập quán cho trâu bò ăn của bà con nông dân ta từ trước tới nay thường là cho ăn từng loại thức ăn riêng lẻ như cho ăn cỏ riêng, cám riêng, hèm bia riêng… Điều này làm cho môi trường dạ cỏ thay đổi theo lượng thức ăn vào ảnh hưởng đến hoạt động hệ sinh vật.

Người ta ví dạ cỏ trâu bò như một thùng lên men khổng lồ có duy trì được sự ổn định các điều kiện lên men thì sản phẩm tạo ra mới ổn định về chất lượng. Nếu mỗi lần nạp nguyên liệu gây xáo trộn môi trường, dạ cỏ sẽ ảnh hưởng ngay đến kết quả tiêu hóa.

Do vậy cần có sự thay đổi trong tập quán chăn nuôi trâu bò, là cần trộn đều các loại thức ăn tinh và thô (đã được cân đối dinh dưỡng) trước khi cho trâu bò ăn. Với các cỏ tươi, cỏ khô, rơm nên được băm nhỏ, làm dập rồi trộn đều với các loại thức ăn tinh như cám, bột ngô, bột khoai, hèm bia, rỉ mật…và cho ăn theo khẩu phần, hỗn hợp thức ăn giống nhau ở các bữa ăn thì môi trường dạ cỏ sẽ luôn ổn định, hệ vi sinh vật sẽ hoạt động hiệu quả dẫn đến quá trình tiêu hóa của trâu bò sẽ thuận lợi.

Với sự hướng dẫn kỹ thuật của các cán bộ ngành chăn nuôi, ông Nguyễn Văn Phi (Củ Chi-TP. Hồ Chí Minh) đã áp dụng phương pháp trộn đều các loại thực liệu trước khi cho ăn với khẩu phần phù hợp giai đoạn cho sữa trong chăn nuôi bò sữa đã cải thiện đáng kể năng suất, chất lượng sữa và hiệu quả kinh tế bà con nên tham khảo, áp dụng. 

Có thể bạn quan tâm

Giá Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Trở Lại 2.000 Đồng/kg Giá Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Trở Lại 2.000 Đồng/kg

Theo báo giá của Hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau, giá tôm thẻ chân trắng các loại đồng loạt tăng 2.000 đồng/kg so với tuần trước. Cụ thể, giá tôm loại nhỏ nhất 100 con/kg thu mua với 89.000 đồng/kg, tôm lớn loại 60 con/kg có giá 122.000 đồng/kg.

15/05/2012
Nghề Nuôi Cá Cảnh Ở Xóm Kim, Xã Mỹ Thắng Nghề Nuôi Cá Cảnh Ở Xóm Kim, Xã Mỹ Thắng

Một chiều hè, chúng tôi có dịp thăm khu nuôi thủy sản xóm Kim, xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc), “ngắm” những ao nuôi vuông vắn, rộng rãi được quy hoạch liền kề nhau. Đến giờ cho cá ăn, dưới mỗi ao, hàng vạn cá cảnh, cá thịt “ngửi” thấy mùi cám chen chúc tìm thức ăn. Nguồn lợi thu nhập của trên dưới 40 hộ dân xóm Kim nằm ở đây. Con cá cảnh, vì vậy đang tạo ra sinh kế bền vững cho người dân nơi này.

15/05/2012
Mang Yang Ồ Ạt Trồng Tiêu Mang Yang Ồ Ạt Trồng Tiêu

Cây hồ tiêu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh. Do đó, diện tích trồng tiêu của tỉnh không ngừng tăng qua các năm và huyện Mang Yang cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

15/05/2012