Giá / Mô hình kinh tế

Đa Dạng Đối Tượng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Thụy

Đa Dạng Đối Tượng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Thụy
Tác giả: 
Ngày đăng: 16/05/2012

Mô hình "Con tôm ôm cây lúa" thành "Con tôm ôm cục nợ"

Con tôm sú một thời là nguồn thu nhập chính của hàng ngàn hộ nông dân ở các tỉnh ven biển ĐBSCL. Tuy nhiên, sau những vụ nuôi thất bát do dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt đã đẩy không ít nông dân lâm cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất.

Đau đầu vì tôm chết

Nhiều hộ dân ở ĐBSCL không dám tái SX, vì tôm cứ thả bao nhiêu là chết bấy nhiêu. Một ngày đầu tháng 5, chúng tôi ngược về vùng nuôi tôm trọng điểm như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang… Đi đến đâu, chúng tôi cũng thấy nông dân lắc đầu thở dốc ngán ngẩm. “Còn gì nữa đâu mà hỏi mấy chú ơi, tôm chết sạch hết rồi, giờ gia đình tui cũng trắng tay luôn”. Đó là câu nói đầu tiên mà anh Trần Văn Hải ở xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu nói. Với khuôn mặt buồn so, làn da cháy xạm, anh Hải cho biết, sau nhiều năm nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến không mấy lợi nhuận, thời gian gần đây anh đầu tư vốn liếng vào 10 ao nuôi tôm công nghiệp. Tiền của bao nhiêu đổ hết vào mấy ao tôm, nhưng chỉ được khoảng 2 tháng sau khi thả nuôi đã có 7 ao tôm chết trắng.

Theo tính toán của anh Hải thì chỉ tính tiền chi phí cải tạo đất, con giống, thức ăn và nhiên liệu chạy máy quạt… đã mất hơn 100 triệu đồng. Anh Hải khẳng định, ở địa phương này không chỉ riêng gì gia đình anh thua lỗ, mà hầu hết bà con đều trắng tay sau vài tháng thả tôm nuôi. Giờ đây khi nói đến chuyện tái SX, anh Hải chỉ biết lắc đầu ngao ngán: “Chưa biết phải xoay sở ra sao khi vốn liếng không còn, nợ ngân hàng chưa trả thì không thể vay tiếp”.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nuôi tôm, nhưng ông Hồ Văn Cường, ngụ xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu cũng "chào thua" trước nạn tôm chết không rõ nguyên nhân. Theo ông Cường, trong những tháng đầu năm 2012, tôm nuôi của gia đình ông và nhiều bà con ở địa phương đã bị chết hàng loạt trong giai đoạn từ 1 đến 2 tháng tuổi. Cá biệt có những hộ chỉ mới thả giống được ba, bốn ngày cũng bị chết. Ông Cường nhẩm tính, với 3 ao nuôi tôm công nghiệp của gia đình sau gần 2 tháng thả nuôi đã tiêu tốn hết hơn 60 triệu đồng.

Trước tình trạng tôm nuôi của bà con bị chết liên tục trong thời gian qua, ngành nông nghiệp của địa phương này đã cử nhiều đoàn cán bộ xuống từng địa bàn có tôm nuôi bị chết lấy mẫu về xét nghiệm nhằm tìm nguyên nhân. Đồng thời, tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền, đưa ra những khuyến cáo cụ thể với nông dân nhưng vẫn không ngăn được tình trạng tôm chết.

Cà Mau là tỉnh có phong trào nuôi tôm sớm và phát triển mạnh ở ĐBSCL, nhưng nhiều nông dân cũng đành bó tay với con tôm sú. Ông Trương Minh Thắng, ngụ xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, than vãn: “Không hiểu vì nguyên nhân gì mà thả bao nhiêu con giống xuống ao nuôi là chỉ vài ngày sau đã chết sạch”. Trao đổi với chúng tôi, ông Thắng nói, chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm đến nay ông đã thua lỗ gần 100 triệu đồng tiền đầu tư vào 2 ao tôm công nghiệp. Bà Thê (vợ ông Thắng) nói như muốn khóc: “Số tiền trên gia đình vay hơn phân nửa. Giờ không thu lại được đồng nào thì lấy tiền đâu mà trả nợ đây?”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở địa phương này, không phải chỉ riêng gia đình ông Thắng là gặp thất bại trong nghề nuôi tôm, mà còn nhiều hộ nông dân khác cũng bi đát không kém. Ông Trần Văn Be, ngụ cùng địa phương dẫn chúng tôi ra vuông tôm của ông mà khuôn mặt buồn so, ông Be nói: “Hết dám hỏi tiền mua giống thả nữa rồi, vì cứ thả xuống là chết hết, mặc dù công tác cải tạo ao đầm được gia đình tui làm rất chu đáo”.

Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau nhận định, nguyên nhân tôm chết là do nắng nóng kéo dài, làm cho nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch quá cao. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như ở một số hộ dân không chú trọng nhiều đến khâu thiết kế ao đầm, mương chứa nước quá cạn, đáy ao bị ô nhiễm do việc cải tạo chưa đúng quy trình…

Nợ nần bủa vây

Đi dọc theo tuyến quốc lộ 1 A, chúng tôi ghi nhận có nhiều ao tôm của bà con ở huyện Cái Nước bỏ trống, tôm chết hết, nông dân không còn tha thiết với việc nuôi trồng. Hàng loạt cánh quạt, máy chạy quạt được bỏ đại ngoài đồng không người trông coi. Tại các vùng chuyển đổi SX lúa - tôm kết hợp ở các huyện Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai của tỉnh Bạc Liêu nhiều nông dân cũng bỏ đồng áng vì không còn thiết tha với con tôm. Trong đó, huyện Hồng Dân là địa phương có diện tích nuôi tôm - lúa kết hợp lớn nhất tỉnh, nhưng cũng là nơi có diện tích tôm chết lớn nhất hiện nay. Hiện có trên 1.200 ha tôm nuôi bị chết, mức độ thiệt hại từ 50% - 90%. Không ít hộ mang nợ vì nuôi tôm.

Tại vùng U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang, phong trào nuôi tôm sú đến như một cơn lốc cuốn phăng những cánh đồng lúa. Có những nơi không được quy hoạch nuôi tôm người dân vẫn ầm ầm kéo nhau ra mở đê đưa nước mặn vào. Nhưng rồi chính họ bây giờ lại thấy sợ con tôm.

Ông Tám Thưởng (Trần Văn Thưởng) ở xã Đông Hòa, An Minh, Kiên Giang có hơn 5 ha SX theo mô hình tôm - lúa, cho biết: “Chỉ tính riêng tiền thuê máy cạp, mua vôi, hóa chất để cải tạo ruộng lúa thành ao nuôi tôm đã hết gần 100 triệu đồng. Đã qua 3 vụ nuôi nhưng vẫn chưa lấy được vốn vì vụ nào cũng bị gẫy giữa chừng. Trước đây khi chưa lấy nước mặn vào nuôi tôm, năm nào gia đình tui cũng thu trên ngàn giạ lúa, thế nhưng bây giờ chỉ còn 400 - 450 giạ do đất bị nhiễm mặn. Thất tôm, thất lúa nên nông dân vay nợ ngày càng nhiều”.

Ông Út Phong (Trương Hoài Phong) có 2 ha đất ở xã Phong Đông, Vĩnh Thuận, Kiên Giang trước đây cho người ta thuê nhưng 3 năm nay lấy lại để nuôi tôm. Ông cho biết: “Trước đây cho thuê mỗi năm còn kiếm được vài chục triệu. Còn qua 3 vụ, chỉ có vụ đầu là huề vốn, còn lại là thua lỗ. Riêng vụ này đã thả giống 3 lần nhưng đều chết sạch. Hơn 40 triệu đồng dành dụm để sửa nhà đã đi theo con tôm, giờ còn nợ tiền mua tôm giống, thuốc xử lý nước ngoài đại lý gần chục triệu đồng, chưa biết lấy gì để trả”.

Theo nhiều hộ nuôi tôm ở đây thì nuôi tôm giàu đâu không thấy, mà chỉ thấy sổ đỏ nằm miết ở ngân hàng, nợ nần ngày càng nhiều. Mô hình con tôm ôm cây lúa giờ được nhiều nông dân gọi mỉa mai là “con tôm ôm cục nợ”.

Có thể bạn quan tâm

Trộm Bò Mang Bán Dạo Trộm Bò Mang Bán Dạo

Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.

16/05/2012
Hướng Đi Mới Về Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Ninh Phước Hướng Đi Mới Về Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Ninh Phước

Với tổng diện tích tự nhiên 34.234 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp có 28.183 ha, chiếm 82,3%, huyện Ninh Phước đã xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ cấu kinh tế. Ngoài các mô hình trồng trọt, chăn nuôi triển khai thực hiện hiệu quả, những năm gần đây, Ninh Phước còn phát triển mô hình kinh tế trang trại với hình thức sản xuất đa dạng.

16/05/2012
“Ông Vua” Năng Suất Mía “Ông Vua” Năng Suất Mía

Chỉ với 1,5ha đất trồng mía, nhưng nhờ cần cù chịu khó, áp dụng phương pháp canh tác hiệu quả, nông dân Hồ Văn Thắng đã có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.

16/05/2012