Giá Cá Tra Giảm Xuống Dưới 20.000 Đồng/kg

Cá tra nguyên liệu loại trên 1 kg/con hiện chỉ khoảng 19.500 – 19.700 đồng/kg, mức giá mà các doanh nghiệp chế biến thu mua rất hạn chế. Cùng lúc này, loại cá dưới 800 g/con, giá thu mua khoảng 22.000 – 22.200 đồng/kg (áp dụng cho phương thức mua cá trả tiền chậm), còn nếu trả tiền mặt, chỉ ở mức 20.000 đồng/kg. Giá cá tra đã ở mức cực thấp trong vòng nhiều năm qua, nhưng cũng không thể bán được cá một cách suôn sẻ vì hiện không một doanh nghiệp chế biến nào chịu mua cùng lúc sản lượng lớn. Thực tế này cho thấy kích cỡ cá không ảnh hưởng nhiều tới giá cả thu mua mà yếu tố có tác động mạnh mẽ hơn chính là phương thức thanh toán.
Tại các chợ ven biển khu vực Gò Công, hiện nay ốc cau có giá bán lẻ 60.000 – 65.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá ghẹ thịt mua xô chỉ khoảng 50.000 – 70.000 đồng/kg, mỏ vịt (loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ): 5.000 – 5.500 đồng/kg. Theo cư dân vùng biển Gò Công, ốc cau là một loại ốc biển (nhỏ bằng ngón tay cái, hình thù giống trái cau (cau kiểng) nên dân đi biển đặt tên là ốc cau, chỉ mới thấy xuất hiện ở Gò Công trong một năm nay. Ông Huỳnh Văn Toàn, đại lý thu mua hải sản khu vực ven biển thuộc xã Tân Điền (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cho biết giá ốc cau cao do đây là loại đặc sản mới, bán rất chạy.
Related news

Ngày 4.6, ông Trần Hữu Phước - cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), cho biết: Dịch bệnh phát sinh trên vùng nuôi ốc hương thương phẩm tập trung ở xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn khiến hơn 200 vạn con trong số 300 vạn con ốc hương do ngư dân vừa thả nuôi đã chết.

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, đến nay, nông dân các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn đã sử dụng trên 1.915 ha mặt nước để nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Điều đáng lo ngại là tình hình dịch bệnh tôm diễn biến khá phức tạp, hiện có 31,5 ha mặt nước nuôi tôm tại huyện Phù Mỹ, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn đã bị dịch bệnh do virút đốm trắng và bệnh do môi trường gây hại. Đáng lo ngại là có một số vùng nuôi tôm đã xuất hiện hội chứng tôm chết sớm khiến cho người nuôi tôm lo lắng. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền các địa phương khoanh vùng để xử lý dịch bệnh, nhằm khống chế và hạn chế dịch bệnh lây lan, đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ tôm nuôi.

Tỉnh Tiền Giang đang thực hiện thí điểm mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, không tắm cho lợn suốt quá trình nuôi, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.