Giá / Mô hình kinh tế

Giá Cá Tra Giảm Xuống Dưới 20.000 Đồng/kg

Giá Cá Tra Giảm Xuống Dưới 20.000 Đồng/kg
Tác giả: 
Ngày đăng: 26/09/2012

Cá tra nguyên liệu loại trên 1 kg/con hiện chỉ khoảng 19.500 – 19.700 đồng/kg, mức giá mà các doanh nghiệp chế biến thu mua rất hạn chế. Cùng lúc này, loại cá dưới 800 g/con, giá thu mua khoảng 22.000 – 22.200 đồng/kg (áp dụng cho phương thức mua cá trả tiền chậm), còn nếu trả tiền mặt, chỉ ở mức 20.000 đồng/kg. Giá cá tra đã ở mức cực thấp trong vòng nhiều năm qua, nhưng cũng không thể bán được cá một cách suôn sẻ vì hiện không một doanh nghiệp chế biến nào chịu mua cùng lúc sản lượng lớn. Thực tế này cho thấy kích cỡ cá không ảnh hưởng nhiều tới giá cả thu mua mà yếu tố có tác động mạnh mẽ hơn chính là phương thức thanh toán.
 
Tại các chợ ven biển khu vực Gò Công, hiện nay ốc cau có giá bán lẻ 60.000 – 65.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá ghẹ thịt mua xô chỉ khoảng 50.000 – 70.000 đồng/kg, mỏ vịt (loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ): 5.000 – 5.500 đồng/kg. Theo cư dân vùng biển Gò Công, ốc cau là một loại ốc biển (nhỏ bằng ngón tay cái, hình thù giống trái cau (cau kiểng) nên dân đi biển đặt tên là ốc cau, chỉ mới thấy xuất hiện ở Gò Công trong một năm nay. Ông Huỳnh Văn Toàn, đại lý thu mua hải sản khu vực ven biển thuộc xã Tân Điền (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cho biết giá ốc cau cao do đây là loại đặc sản mới, bán rất chạy.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Dê Sinh Sản Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Dê Sinh Sản

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận vừa đánh giá kết quả triển khai mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn.

26/09/2012
Một Sốbệnh Trên Cây Chuối Thường Gặp Và Cách Phòng Trị Một Sốbệnh Trên Cây Chuối Thường Gặp Và Cách Phòng Trị

Thường xuyên đánh tỉa chồi, chỉ để lại 1 chồi cho vụ sau, đồng thời cắt bỏ những lá già để tạo thông thoáng cho vườn chuối.

26/09/2012
Phát Triển Kinh Tế, Nâng Cao Đời Sống Nhân Dân Phát Triển Kinh Tế, Nâng Cao Đời Sống Nhân Dân

Phước Kháng là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Bắc, với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Raglai. Trong chiến tranh, nhân dân Phước Kháng đoàn kết, một lòng theo Đảng, đấu tranh bảo vệ quê hương. Phát huy truyền thống đó, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc Raglai ở Phước Kháng hôm nay đang tích cực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

26/09/2012