Đồng Tháp: Năm 2014, Xây Dựng Mô Hình Thí Điểm Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nhãn, Cá Điêu Hồng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương vừa ký Quyết định phê duyệt 2 Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ nhãn, cá điêu hồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ nhãn được thực hiện tại hợp tác xã (HTX) nhãn Châu Thành (xã An Nhơn, huyện Châu Thành). Dự án này có quy mô trên 100ha (76 hộ dân). Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nhãn theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn đạt chuẩn mực về an toàn thực phẩm trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.
HTX cá điêu hồng Bình Thạnh (xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh) là nơi thực hiện Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng. Dự án này có quy mô khoảng 50 lồng, bè nuôi cá điêu hồng. Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng cơ chế liên kết giữa các thành viên trong chuỗi và kế hoạch sản xuất, nguyên tắc giao nhận sản phẩm, hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro, nâng cao uy tín thương hiệu; trên cơ sở đó đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng bền vững của từng thành viên và toàn bộ chuỗi.
Đặc biệt là khâu tiêu thụ hàng hóa trong chuỗi liên kết; đảm bảo ổn định tiêu thụ hàng thủy sản và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất thủy sản.
Theo Quyết định, Sở Công Thương là chủ 2 dự án trên. Cả hai dự án sẽ hoàn thành trong năm 2014.
Related news
Vụ hè thu 2011, Phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa triển khai mô hình bẫy cây trồng diệt chuột tại 7 HTX nông nghiệp. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, mô hình này rất hiệu quả trong việc diệt chuột bảo vệ mùa màng
Trong những tháng gần đây, giá dừa trái liên tục giảm, thậm chí ở một số địa phương, thương lái không thu mua dừa, tình trạng xấu này kéo dài khiến nhiều người không khỏi băn khoăn, mất niềm tin vào cây dừa, vốn là cây trồng truyền thống, biểu tượng của quê hương Bến Tre.
Dự án được áp dụng theo quy trình GAP gồm: Lựa chọn địa điểm xây dựng đìa nuôi; thiết kế và xây dựng đìa nuôi; cách chọn ao nuôi tôm chân trắng; kỹ thuật lựa chọn giống và thả nuôi; quản lý thức ăn cho tôm chân trắng; quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất và chế phẩm sinh học; quản lý ao nuôi; quản lý sức khỏe tôm nuôi; quản lý nước thải và chất thải; thu hoạch và bảo quản sản phẩm…