Đồng Tháp: Năm 2014, Xây Dựng Mô Hình Thí Điểm Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nhãn, Cá Điêu Hồng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương vừa ký Quyết định phê duyệt 2 Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ nhãn, cá điêu hồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ nhãn được thực hiện tại hợp tác xã (HTX) nhãn Châu Thành (xã An Nhơn, huyện Châu Thành). Dự án này có quy mô trên 100ha (76 hộ dân). Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nhãn theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn đạt chuẩn mực về an toàn thực phẩm trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.
HTX cá điêu hồng Bình Thạnh (xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh) là nơi thực hiện Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng. Dự án này có quy mô khoảng 50 lồng, bè nuôi cá điêu hồng. Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng cơ chế liên kết giữa các thành viên trong chuỗi và kế hoạch sản xuất, nguyên tắc giao nhận sản phẩm, hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro, nâng cao uy tín thương hiệu; trên cơ sở đó đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng bền vững của từng thành viên và toàn bộ chuỗi.
Đặc biệt là khâu tiêu thụ hàng hóa trong chuỗi liên kết; đảm bảo ổn định tiêu thụ hàng thủy sản và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất thủy sản.
Theo Quyết định, Sở Công Thương là chủ 2 dự án trên. Cả hai dự án sẽ hoàn thành trong năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) là vùng đất trắng, bạc màu nên sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Để vươn lên thoát nghèo, nhiều nông dân đã mạnh dạn mở trang trại chăn nuôi, điển hình là ông Nguyễn Kính đã xây dựng mô hình vườn - ao - chuồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi nhím trên địa bàn xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đang phải chịu cảnh “khủng hoảng thừa” vì không thể bán được nhím.
Bắt đầu từ nay, một số vườn ca cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho thu hoạch vụ chính thức đầu tiên. Hiện cả tỉnh Lâm Đồng đã trồng được 1.573 ha ca cao, tập trung ở ba huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên; khoảng một nửa diện tích này bắt đầu cho trái bói (diện tích kinh doanh chính thức còn tương đối ít).