Giá / Mô hình kinh tế

Đồng Bằng Sông Cửu Long Tổ Chức Lại Sản Xuất Trên Biển

Đồng Bằng Sông Cửu Long Tổ Chức Lại Sản Xuất Trên Biển
Tác giả: 
Ngày đăng: 31/07/2013

Hướng tới việc khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và bền vững, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đề ra nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất trên biển, đồng thời thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nguồn lợi hải sản ven bờ biển ĐBSCL giảm mạnh và đã có dấu hiệu tổn thương. Cá nổi nhỏ đã khai thác vượt quá giới hạn 25 - 30%, làm mất dần khả năng tái tạo, phục hồi mật độ quần thể, đồng thời làm cá nổi loại lớn thiếu thức ăn.

Hải sản tầng đáy cũng bị khai thác ở mức độ cao, vượt quá giới hạn cho phép từ 30 - 35%, trong đó có nhiều giống loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn lợi hải sản vùng lộng và vùng biển xa bờ chưa được đánh giá và dự báo chính xác.

Về nuôi trồng thủy sản, thời gian qua, sản xuất tôm giống tại ĐBSCL được đẩy mạnh nhưng chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu. Tình hình bệnh tôm vẫn xảy ra khá nghiêm trọng.

Để việc khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và bền vững, các tỉnh ĐBSCL có kế hoạch tổ chức lại sản xuất trên biển trên cơ sở xây dựng quan hệ sản xuất gắn với các tổ hợp tác, hợp tác xã, chủ tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ hiệu quả, giảm dần đánh bắt ven bờ.

Cùng với đó, các tỉnh phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong đánh bắt, lập các đội tàu hỗ trợ nhau đánh bắt, tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao. Các địa phương cũng khuyến khích các thành phần kinh tế liên doanh, liên kết đầu tư vốn, phương tiện vừa khai thác xa bờ vừa bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, vận động ngư dân không sử dụng điện, chất nổ, chất độc đánh bắt thủy hải sản; không khai thác, mua bán, chế biến các loại thủy hải sản trong mùa sinh sản.

Trong nuôi trồng thủy sản, các tỉnh ĐBSCL sẽ tập trung chỉ đạo sản xuất, lưu thông giống, đảm bảo đủ giống sạch bệnh, đa dạng, đúng mùa vụ. Bên cạnh đó, các tỉnh đẩy mạnh phát triển nghề nuôi thủy sản ở các tỉnh có lợi thế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, chế biến cũng như nhân rộng mô hình nuôi theo tiêu chuẩn GAP để đẩy mạnh xuất khẩu.

Hiện nay, diện tích mặt nước nuôi thủy sản tại ĐBSCL gần 700.000 ha, sản lượng thu hoạch hằng năm khoảng 2,1 triệu tấn, chiếm 72% sản lượng cả nước, trong đó có khoảng 370.000 tấn tôm, chiếm 76% cả nước.

Từ đầu năm đến nay, sản lượng khai thác toàn vùng ĐBSCL đạt 517.500 tấn, tăng 5% so cùng kỳ năm 2012, chiếm 41% sản lượng cả nước. Sản lượng nuôi trồng đạt 1,06 triệu tấn, tăng 4%, chiếm 71% sản lượng cả nước.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Hãy Yên Tâm Nuôi Cá Tra Nông Dân Hãy Yên Tâm Nuôi Cá Tra

Hiện nguồn cung cá tra nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của các nhà máy chế biến, nhất là thời điểm chuẩn bị cho Nô-en, Tết Dương lịch đang đến gần. Tình trạng thiếu nguyên liệu càng nghiêm trọng hơn khi người nuôi cá tra vẫn còn e dè trong việc tái đầu tư nuôi cá do có thông tin doanh nghiệp chế biến đã chủ động phần lớn nguyên liệu

31/07/2013
Nông Dân Bến Tre Ồ Ạt Chặt Dừa Nông Dân Bến Tre Ồ Ạt Chặt Dừa

Ngày 7- 6 giá dừa chỉ còn 800 đồng/trái. Với giá này nông dân bán một chục dừa 12 trái cũng chưa mua được 1 kg gạo, nhiều nông dân ở xứ dừa Bến Tre đã bắt đầu đốn bỏ cây dừa trồng cây khác.

31/07/2013
Giải Pháp Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Cấp Cơ Sở Giải Pháp Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Cấp Cơ Sở

Tổng kết công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của cả nước năm 2011, Phú Thọ là một trong 3 tỉnh đã cơ bản hoàn thành quy hoạch cấp xã. Nhằm kiểm tra công tác xây dựng NTM tại địa phương này, Bộ trưởng Bộ NN& PTNT Cao Đức Phát, Phó Ban chỉ đạo Trung Ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã có buổi dự và trao đổi với Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Thương Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ về xây dựng NTM ở cơ sở.

31/07/2013