Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Cao

Tính đến thời điểm này, bà con nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) thả nuôi được khoảng 500ha tôm nuôi công nghiệp, trong đó có gần 300ha tôm thẻ chân trắng, tăng gấp 1,5 lần so với diện tích tôm sú.
Theo nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp cho biết: Những năm gần đây do thời tiết diễn biến phức tạp, các yếu tố môi trường nước trong ao đầm nuôi tôm thường xuyên biến động, làm tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi. Do đó, càng kéo dài thời gian nuôi, làm cho chi phí sản xuất tăng lên, hiệu quả kinh tế mang lại không nhiều, nhưng tiềm ẩn rủi ro rất cao.
Vì vậy, hiện nay nhiều hộ nuôi tôm sú công nghiệp, đã chuyển dần sang nuôi tôm thẻ chân trắng, nhằm rút ngắn thời gian thu hoạch để hạn chế rủi ro và tranh thủ nuôi được nhiều vụ trong năm. Được biết, một vụ nuôi tôm sú công nghiệp thường kéo dài từ 4 đến 5 tháng, nhưng đối với tôm thẻ chân trắng sau 2 tháng thả nuôi là cho thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, giá các loại mặt hàng nông sản liên tục giảm đã làm cho nhiều nông dân lo lắng. Họ lo lắng vì vừa thua lỗ trong sản xuất, kinh doanh, vừa bị tồn kho sản phẩm. Hàng hóa làm ra nhiều, giá rẻ nhưng vẫn không bán được và không biết đến bao giờ tình trạng này mới

Ngoài việc người nuôi heo ở các tỉnh Đông Nam Bộ gặp khó khăn, hàng triệu hộ chăn nuôi gia cầm ở các khu vực khác cũng đang rơi vào cảnh điêu đứng vì giá cả xuống thấp, dịch bệnh liên miên.

Vấn nạn tôm nguyên liệu có bơm chích tạp chất vẫn còn kéo dài và khó bị xử lý triệt để bởi nhiều nguyên nhân. Vấn nạn này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu con tôm Việt Nam, tại tỉnh Bạc Liêu nói riêng vấn nạn này vẫn còn và người chịu thiệt hại nhiều là người nuôi tôm