Đầu Tư Tiền Tỷ Làm Nhà... Nuôi Yến

Năm 2008, nghề nuôi yến chính thức xuất hiện, khi TP.Hồ Chí Minh thực hiện đề án thí điểm nhà nuôi yến tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ). Từ đó đến nay, hoạt động dẫn dụ yến phát triển rầm rộ.
Phong trào này nhanh chóng lan khắp các xã của huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè...
Không chỉ ngoại thành, nhiều khu vực nội thành nhà nuôi yến cũng mọc tràn lan. Tại Cù lao Long Phước (quận 9), khu dân cư Nam Long (quận 9), đường D5 (Bình Thạnh), 3.2 (quận 10), Huỳnh Tấn Phát (quận 7)... dù giữa khu dân cư đông đúc nhưng vẫn xuất hiện nhiều nhà dẫn dụ yến.
Việc nuôi yến trong khu dân cư khiến nhiều người dân khổ vì phân vương vãi khắp nơi và bốc mùi khó chịu. Sinh hoạt gia đình bị ảnh hưởng do âm thanh dụ yến phát liên tục trong ngày.
Ông Phạm Trọng Đức- Phó phòng Kinh tế huyện Cần Giờ cho biết, hiện nay việc nuôi yến đã lan sang nhiều khu vực của huyện với con số khoảng 200 nhà. Huyện chưa dám cấp phép xây dựng nhà nuôi chim yến, nhưng người dân lách luật bằng cách xin cấp phép xây nhà ở rồi trên cơ sở đó chuyển đổi công năng thành nhà nuôi chim yến. Vấn đề này huyện không biết xử lý như thế nào vì chưa có văn bản hướng dẫn.
Ông Huỳnh Tấn Phát - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 402 nhà nuôi yến. Thành phố đang soạn thảo quy chế, quy định tạm thời về hoạt động dẫn dụ, nuôi yến trong nhà và đang được xem xét để thông qua.
“Riêng đối với các hộ nuôi yến trong khu dân cư, những nhà yến tồn tại trước khi ban hành quy chế, nếu không phù hợp sẽ có biện pháp điều chỉnh, khắc phục. Sau đó thành phố sẽ có lộ trình di dời” - ông Phát nói.
Related news

Từ năm 2007, người dân xóm 9, xã Hải Đường (Hải Hậu, Nam Định) đã đưa cây thanh long vào trồng thử nghiệm. Với quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập và kinh nghiệm thâm canh của người dân nơi đây, cây thanh long đã sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

Ngày 17.12, ngư dân Phạm Lâm (trú tại thôn Bãi Làng, Cù Lao Chàm - Quảng Nam) khi đánh bắt tại khu vực biển Cù Lao Chàm đã câu được 3 cá mú “khủng”. Con nhỏ nhất nặng 16 kg, con kế tiếp nặng 28 kg, con lớn nhất nặng gần 73 kg với chiều dài thân lên đến 2 mét, chiều ngang 0,6 mét.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Đặng Trường Khanh đã làm nhiều việc khác không liên quan gì đến cây ca cao, nhưng bỗng dưng anh lại được “lệnh” của cha mình rời TP.Hồ Chí Minh lên huyện Định Quán (Đồng Nai) thay ông triển khai dự án phát triển cây ca cao ở vùng đất này. Hơn 8 năm qua, anh đã có biết bao buồn vui với cây ca cao.