Giá / Mô hình kinh tế

Đầu Tư Tiền Tỷ Làm Nhà... Nuôi Yến

Đầu Tư Tiền Tỷ Làm Nhà... Nuôi Yến
Tác giả: 
Ngày đăng: 18/06/2013

Năm 2008, nghề nuôi yến chính thức xuất hiện, khi TP.Hồ Chí Minh thực hiện đề án thí điểm nhà nuôi yến tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ). Từ đó đến nay, hoạt động dẫn dụ yến phát triển rầm rộ.

Phong trào này nhanh chóng lan khắp các xã của huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè...

Không chỉ ngoại thành, nhiều khu vực nội thành nhà nuôi yến cũng mọc tràn lan. Tại Cù lao Long Phước (quận 9), khu dân cư Nam Long (quận 9), đường D5 (Bình Thạnh), 3.2 (quận 10), Huỳnh Tấn Phát (quận 7)... dù giữa khu dân cư đông đúc nhưng vẫn xuất hiện nhiều nhà dẫn dụ yến.

Việc nuôi yến trong khu dân cư khiến nhiều người dân khổ vì phân vương vãi khắp nơi và bốc mùi khó chịu. Sinh hoạt gia đình bị ảnh hưởng do âm thanh dụ yến phát liên tục trong ngày.

Ông Phạm Trọng Đức- Phó phòng Kinh tế huyện Cần Giờ cho biết, hiện nay việc nuôi yến đã lan sang nhiều khu vực của huyện với con số khoảng 200 nhà. Huyện chưa dám cấp phép xây dựng nhà nuôi chim yến, nhưng người dân lách luật bằng cách xin cấp phép xây nhà ở rồi trên cơ sở đó chuyển đổi công năng thành nhà nuôi chim yến. Vấn đề này huyện không biết xử lý như thế nào vì chưa có văn bản hướng dẫn.

Ông Huỳnh Tấn Phát - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 402 nhà nuôi yến. Thành phố đang soạn thảo quy chế, quy định tạm thời về hoạt động dẫn dụ, nuôi yến trong nhà và đang được xem xét để thông qua.

“Riêng đối với các hộ nuôi yến trong khu dân cư, những nhà yến tồn tại trước khi ban hành quy chế, nếu không phù hợp sẽ có biện pháp điều chỉnh, khắc phục. Sau đó thành phố sẽ có lộ trình di dời” - ông Phát nói.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Heo Trại Lạnh - Hướng Đi Bền Vững Cho Người Chăn Nuôi Ở Bình Dương Mô Hình Nuôi Heo Trại Lạnh - Hướng Đi Bền Vững Cho Người Chăn Nuôi Ở Bình Dương

Thời điểm năm 2010 và 2011, khi dịch bệnh “tai xanh” hoành hành trên đàn heo, anh Trần Đình Hiển (ấp 9, xã An Linh, Phú Giáo, Bình Dương) lại thắng lớn với lợi nhuận gần 1 tỷ đồng từ trại heo của mình nhờ đàn heo không dính dịch bệnh “tai xanh”. Để có được kết quả này, anh Hiển đã áp dụng mô hình nuôi heo trại lạnh. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và là hướng đi bền vững cho người chăn nuôi heo trong bối cảnh dịch bệnh thường xuyên hoành hành như hiện nay.

18/06/2013
Tích Cực Phòng Trừ Bệnh Phấn Trắng Trên Cây Cao Su Ở Quảng Bình Tích Cực Phòng Trừ Bệnh Phấn Trắng Trên Cây Cao Su Ở Quảng Bình

Thời gian qua, do thời tiết nắng mưa xen kẽ, đêm và sáng có sương mù, độ ẩm cao đã tạo điều kiện cho bệnh phấn trắng trên cây cao su phát triển.

18/06/2013
Mô Hình Tôm - Lúa Bền Vững Mô Hình Tôm - Lúa Bền Vững

Mô hình tôm - lúa (1 vụ tôm, 1 vụ lúa) đã khẳng định được tính hiệu quả cũng như tính thích nghi đối với khu vực ven biển ĐBSCL; tiềm năng mỗi năm có thể mở rộng SX lên 200.000 - 250.000 ha, sản lượng đạt khoảng 1 triệu tấn lúa hữu cơ, đặc sản và trên 100.000 tấn tôm sạch phục vụ nhu cầu chế biến XK.

18/06/2013