Mở Rộng Các Hình Thức Liên Kết Tiêu Thụ Sản Phẩm Hoa Màu

Năm 2013, toàn tỉnh Đồng Tháp có trên 30.100ha diện tích gieo trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày (vụ đông xuân hơn 8.800ha, vụ hè thu khoảng 15.500ha, còn lại là vụ thu đông), đạt 84% so với kế hoạch, giảm hơn 2.100ha so với năm 2012.
Trong năm, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa màu tiếp tục được quan tâm. Cụ thể, thực hiện 7 mô hình trình diễn rau an toàn (RAT); 4 mô hình sản xuất RAT gắn với tiêu thụ và nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo lồng ghép trong các chương trình, dự án... Từ đó, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng (bắp 7 tấn/ha, đậu nành 2,1 tấn/ha, rau muống lấy hạt 2,5 tấn/ha). Sản xuất RAT diện tích trên 150ha, đạt 83,5% kế hoạch nhưng hầu hết diện tích rau đều sản xuất nhỏ lẻ, chưa có liên kết sản xuất và tiêu thụ.
Mô hình sản xuất mè trên đất lúa, sản xuất ớt cay theo hướng an toàn, sản xuất đậu nành kết hợp với bao tiêu sản phẩm...bước đầu giúp nông dân làm quen với quy trình sản xuất mới. Đây là cơ sở để mở rộng diện tích sản xuất trong năm 2014. Nhiều vùng chuyên canh màu ở các huyện: Hồng Ngự, Thanh Bình, Lấp Vò, Châu Thành và Sa Đéc đã có dự án tiếp tục mở rộng diện tích, có tính thâm canh cao hơn và đang đầu tư nâng cấp hạ tầng. Một số địa phương đã quy hoạch chuyển đổi lúa sang hoa màu do trồng màu lợi nhuận cao hơn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014, diện tích hoa màu - cây công nghiệp ngắn ngày toàn tỉnh là gần 37.600 ha, tăng hơn 6.500ha so với năm 2013. Theo đó sẽ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất cây hoa màu thông qua xây dựng các mô hình thí điểm, tiến đến nhân rộng đại trà ở các vùng sản xuất tập trung. Mở rộng các hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm hoa màu bằng cách liên kết các doanh nghiệp công ty chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi thủy sản. Ngoài ra, tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như bờ bao chống lũ, gắn với giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu cho vùng chuyên canh rau màu...
Có thể bạn quan tâm

Cam sành là một trong những cây ăn trái chủ lực, thế mạnh của huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Do lợi nhuận khá cao từ cây cam sành, các hộ nông dân đã ồ ạt trồng cây cam sành. Việc phát triển cây cam sành một cách tự phát, sử dụng những giống cây trôi nổi, không theo quy hoạch đã làm cho dịch bệnh tràn lan, có nguy cơ sẽ xóa sổ cây cam sành trong vài năm tới. Do đó các ngành nông nghiệp tỉnh cùng các nhà khoa học và nông dân đang tìm giải pháp để khôi phục và phát triển cây cam sành.

Tính đến ngày 15/4 đã có hơn 40 ngàn hecta nhiễm, trong đó có 17 ngàn hecta nhiễm nặng, khoảng 43 ngàn ha cần được phun thuốc phòng trừ. Các địa phương bị nặng nhất là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Sâu cuốn lá nhỏ chủ yếu xuất hiện trên những ruộng cấy sớm, phát triển xanh tốt.

Về vùng nuôi tôm Công Lương, xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) vào những ngày cuối tháng 4 này, chúng tôi được biết vấn đề thời sự của người dân ở đây là nạn dịch tôm đang hoành hành. Trước đây, vùng nuôi tôm Công Lương chưa bao giờ bị dịch bệnh vì cơ sở hạ tầng nuôi tôm nơi đây được Nhà nước đầu tư khá tốt, tính cộng đồng trong nuôi tôm cũng được người nuôi thực hiện chu đáo.