Cựu Chiến Binh Nguyễn Thành Nga Làm Kinh Tế Giỏi
Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Thành Nga nông dân sản xuất giỏi của địa phương.
Ông Nguyễn Thành Nga, hiện là Chi hội trưởng Cựu chiến binh thôn Gò Đền, xã Bắc Phong. Ông kể: “Tháng 12-1989, tôi xuất ngũ trở về địa phương, 2 vợ chồng ngày đi sửa đồng hồ dạo, tối thì ra đồng bắt cá đem ra chợ bán. Phải dành dụm, tiết kiệm mấy năm trời mới mua được miếng đất và mấy con cừu để chăn nuôi”.
Từ “mấy” con cừu chăn nuôi nhỏ lẻ, nhưng nhờ chịu khó học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nên gia đình ông Nguyễn Thành Nga đã mở rộng quy mô sản xuất. Đến nay, gia đình ông đã có 2 ha đất trang trại, với đàn cừu gần 500 con, mỗi năm chỉ tính thu nhập từ cừu, gia đình ông đã có khoảng 200 đến 300 triệu đồng.
Ngoài ra, ông còn canh tác 7 sào ruộng lúa và kinh doanh buôn bán các mặt hàng điện tử dân dụng. Với vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh, ông luôn sẵn sàng, nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, sản xuất cùng bà con nông dân địa phương…
Thông qua các buổi sinh hoạt, ông lồng ghép đưa nội dung phát triển kinh tế gia đình để các hội viên cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất. Đồng thời, đứng ra vận động góp vốn xoay vòng để hội viên trong chi hội hỗ trợ lẫn nhau cùng vươn lên thoát nghèo.
Cựu chiến binh Nguyễn Thành Nga luôn được bà con trong thôn quý mến, tin tưởng giao cho gia đình ông phụ trách máy ép thức ăn cho cừu do Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh hỗ trợ địa phương. Ông Phan Thanh Thiên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Bắc Phong, nhận xét: Cựu chiến binh Nguyễn Thành Nga là một trong những hội viên tiêu biểu.
Không chỉ giỏi làm kinh tế, gia đình ông còn là tấm gương sáng cho bà con lối xóm noi theo về sự hòa thuận, mẫu mực trong gia đình. Cả 4 người con của ông đều được học hành và trưởng thành, trong đó con trai đầu hiện đang công tác tại UBND huyện Thuận Bắc, 2 người con đang học cao đẳng tại TP. Hồ Chí Minh.
Related news
Trong năm qua, toàn tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện thả tôm nuôi với diện tích 1.470 ha (67% tập trung tại khu vực Đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), vượt 40% kế hoạch năm, trong đó có 194 ha tôm sú và 1.276 ha tôm thẻ chân trắng. Song do bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) xuất hiện, lây lan trên diện rộng tại các vùng nuôi trọng điểm với diện tích 625 ha (chiếm 45% diện tích thả nuôi toàn tỉnh và tập trung 82% diện tích bệnh tại Đầm Nại) đã làm cho sản lượng thu hoạch chỉ đạt 87% kế hoạch.
Qua nhiều năm, ông Võ Văn Vân (KP. Đông, phường Vĩnh Phú, TX.Thuận An - Bình Dương) thử nhiều mô hình nông nghiệp khác nhau từ trồng cây ăn trái, đến chăn nuôi… nhưng đều không mang lại hiệu quả. Chỉ khi quyết định nuôi cá tai tượng, ông mới thực sự thoát nghèo.
Trong tháng 2/2013, diện tích nuôi trồng thuỷ sản (ở nước ngọt và nước lợ) toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đạt hơn 570 ha, tăng 11,2% so cùng kỳ năm trước.