Giá / Mô hình kinh tế

Công Ty Lương Thực Tiền Giang Triển Khai Thu Mua 33.000 Tấn Gạo Tạm Trữ

Công Ty Lương Thực Tiền Giang Triển Khai Thu Mua 33.000 Tấn Gạo Tạm Trữ
Tác giả: 
Ngày đăng: 19/06/2013

Ngày 18-6, ông Lê Thanh Khiêm, Phó Giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang cho biết, trong đợt thu mua tạm trữ lúa gạo vụ hè thu 2013, đơn vị được phân bổ thu mua 33.000 tấn quy gạo, bao gồm chỉ tiêu của VFA giao là 24.000 tấn; Tổng Công ty Lương thực miền Nam giao 9.000 tấn.

“Ngay khi nhận được chỉ tiêu thu mua, công ty đã triển khai 12 điểm thu mua, trong đó có 5 điểm thu mua lúa tại các địa bàn trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh như: huyện Cái Bè 3 điểm, huyện Cai lậy 3 điểm, huyện Châu Thành 4 điểm, huyện Tân Phước 1 điểm… Đồng thời, công ty cũng chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn, bao bì, phương tiện thu mua” - ông Khiêm cho biết.

Theo ông Khiêm, đến ngày 17-6, công ty đã thu mua trên 800 tấn quy gạo, chủ yếu tập trung ở các điểm thuộc huyện Cai Lậy và Cái Bè.

Hiện nay, giá gạo xuất khẩu tại xí nghiệp, kho trực thuộc công ty như sau: Gạo 5% tấm xuất khẩu: 7.150 đồng/kg, gạo 15% tấm xuất khẩu: 6.800 đồng/kg. Giá mua lúa tươi tại ruộng: Lúa IR 50404: 3.900 đồng/kg, lúa hạt dài: 4.250 đồng/kg. Ông Khiêm cũng cho biết thêm, tình hình giá cả thị trường lúa, gạo tăng sau khi có Quyết định thực hiện mua tạm trữ vụ hè thu năm 2013. Cụ thể, gạo lứt các loại tăng 150 đồng/kg, lúa các loại tăng từ 100-200 đồng/kg.

Theo ông Khiêm, do mưa kéo dài, liên tục nên lúa thu hoạch vụ hè thu có chất lượng kém, khi chế biến ra gạo thường bị đen, tỷ lệ ẩm vàng từ 1-2% nên không đạt tiêu chuẩn gạo để xuất khẩu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thu mua. Nguồn tồn kho lúa, gạo vụ đông xuân 2012-2013 của công ty còn khá lớn, trong khi đầu ra xuất khẩu bị ảnh hưởng khó khăn chung, giá gạo xuất khẩu sụt giảm tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ông Khiêm cũng khuyến nghị bà con nông dân hết sức bình tĩnh, nếu chưa thật sự cần thiết thì hạn chế bán lúa vào thời điểm đang thu hoạch, nhằm giảm áp lực cung lúa hàng hóa trên thị trường, sẽ có lợi hơn về giá cả. Nếu bắt buộc phải bán thì hạn chế bán lúa tươi, tranh thủ điều kiện phơi sấy, xử lý ẩm độ để bán lúa khô hoặc bảo quản, chờ thời điểm giá tốt để bán. Nếu không có điều kiện bảo quản, bà con có thể liên hệ đến các điểm kho lương thực thu mua gần nhất của công ty để ký gửi, chờ giá tốt để bán…


Có thể bạn quan tâm

Hướng Mở Từ Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau Hướng Mở Từ Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau

Thực hiện Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả tôm nuôi giai đoạn 2011 - 2015, xã Hiệp Tùng (Cà Mau) đang dần mở ra phương thức sản xuất mới, xây dựng các tổ hợp tác (THT) nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

19/06/2013
Rệu Rạo Thú Y Thủy Sản: Môi Hở Răng Lạnh Rệu Rạo Thú Y Thủy Sản: Môi Hở Răng Lạnh

Ở Quảng Ngãi, dịch bệnh liên tục hoành hành trên tôm. Người đau thì cần bác sỹ, tôm bệnh thì cần thú y thủy sản. Thế nhưng chẳng thấy bóng dáng cán bộ thú y thủy sản đâu, người nuôi tôm đơn độc chống chọi dịch bệnh trong vô vọng.

19/06/2013
Thu Hơn Trăm Triệu/năm Nhờ Hiểu Ếch Thu Hơn Trăm Triệu/năm Nhờ Hiểu Ếch

Tôi bắt tay nghiên cứu cách cho ếch sinh sản qua tài liệu, sách báo, đồng thời đến những trang trại nuôi ếch nổi tiếng trong và ngoài tỉnh để học hỏi. Năm 2006, tôi đã cho ếch mẹ sinh sản thành công. Mỗi năm, đàn ếch bố mẹ của tôi sinh sản khoảng 6 vạn con giống, thu về 120 triệu đồng

19/06/2013