Chọn Tạo Giống Lúa Phẩm Chất Tốt, Chịu Ngập, Chịu Hạn

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu đề tài “Chọn tạo giống lúa phẩm chất tốt có khả năng chịu ngập, chịu hạn và chống chịu sâu bệnh hại chính cho tỉnh An Giang”, do Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long làm chủ nhiệm.
Qua hơn 1 năm thực hiện, đề tài nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu: Đánh giá vật liệu khởi đầu cho công tác chọn giống, hoàn thành số liệu phân tích của 100 giống lúa mùa địa phương và 44 giống lúa cao sản ngắn ngày, trong đó có các giống du nhập. Tạo được giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, có khả năng chịu ngập, chịu hạn, chống chịu được sâu bệnh hại chính và có phẩm chất tốt. Kết quả đã chọn giống khả năng chống chịu ngập tốt, như: Swarna sub 1, IR64 Sub 1 và giống chống chịu khô hạn tốt ngắn ngày, như: OM 4900, OM 6162; các giống du nhập, như: WAB 880-138-18- 20-P-HB...
Related news

Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây sắn (khoai mì), ngoài biện pháp giống thì phân bón - đặc biệt là các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất cao, cải thiện nâng cao độ phì nhiêu bền vững cho đất.

Mấy năm gần đây, tại Việt Nam, nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) đang lấn át tôm sú và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong XK. Việc người dân dần chuyển sang nuôi TTCT phải chăng là xu hướng tất yếu.

Hiện nay, nhờ các nỗ lực trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm gắn với quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại, rau an toàn VietGAP của Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận, thị xã Gò Công (Tiền Giang) đã chiếm lĩnh thị trường, được nhiều đơn vị kinh tế như: HTX nông nghiệp Phú Lộc (Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Lực Điền... bao tiêu. Đây là một tin vui không chỉ riêng đối với tổ viên Tổ hợp tác mà còn thiết thực thúc đẩy phong trào trồng rau an toàn Viet GAP tại Tiền Giang.