Chọn Tạo Giống Lúa Phẩm Chất Tốt, Chịu Ngập, Chịu Hạn

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu đề tài “Chọn tạo giống lúa phẩm chất tốt có khả năng chịu ngập, chịu hạn và chống chịu sâu bệnh hại chính cho tỉnh An Giang”, do Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long làm chủ nhiệm.
Qua hơn 1 năm thực hiện, đề tài nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu: Đánh giá vật liệu khởi đầu cho công tác chọn giống, hoàn thành số liệu phân tích của 100 giống lúa mùa địa phương và 44 giống lúa cao sản ngắn ngày, trong đó có các giống du nhập. Tạo được giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, có khả năng chịu ngập, chịu hạn, chống chịu được sâu bệnh hại chính và có phẩm chất tốt. Kết quả đã chọn giống khả năng chống chịu ngập tốt, như: Swarna sub 1, IR64 Sub 1 và giống chống chịu khô hạn tốt ngắn ngày, như: OM 4900, OM 6162; các giống du nhập, như: WAB 880-138-18- 20-P-HB...
Có thể bạn quan tâm

Đó là khẳng định của ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ NNPTNT tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều ngày, 17/9.

Có thể nói, hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản năm nay của ngư dân thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) không thuận lợi vì chi phí đánh bắt tăng cao dẫn đến đời sống của ngư dân khai thác và sơ chế thủy sản gặp không ít khó khăn.

Thạc sĩ Phan Phương Loan, Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên (Trường đại học An Giang) vừa thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá trê vàng”. Đề tài triển khai thực nghiệm tại ấp Bình Hòa 2, xã Mỹ Khánh (TP.Long Xuyên) bằng hai hình thức sử dụng 100% thức ăn là cá tạp và 50% cá tạp, kết hợp 50% thức ăn công nghiệp.