Giá / Mô hình kinh tế

Chi Phí Để Tuân Thủ Các Tiêu Chuẩn Nuôi Tôm Là Bao Nhiêu ?

Chi Phí Để Tuân Thủ Các Tiêu Chuẩn Nuôi Tôm Là Bao Nhiêu ?
Tác giả: 
Ngày đăng: 16/03/2012

Với mục đích giảm thiểu những tác động (tiêu cực) của nghề nuôi tôm và hướng tới tính bền vững, tổ chức WWF-US đã đưa ra sáng kiến và điều phối Đối thoại nuôi tôm (ShAD) nhằm xây dựng các tiêu chuẩn cho việc thực hành nuôi tôm có trách nhiệm thông qua  một chu trình minh bạch và toàn diện có sự  tham gia nhiều bên. Khi hoàn thành, bộ tiêu chuẩn này sẽ được chuyển tới cho Hội đồng Nuôi trồng Thủy sản Stewardship (ASC), đơn vị sẽ điều phối quy trình chứng nhận cho các trại. 
Là bên tham gia trong dự án, Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) được ủy thác để thực hiện đánh giá chi phí cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn trong bản dự thảo, với mục đích xác định những tiêu chuẩn tốn kém nhất để ShAD nhận được thông tin cũng như cân nhắc tại các phiên thảo luận liên quan tới việc rà soát lại các tiêu chuẩn trong Phiên bản 3 và có thể giảm được chi phí tuân thủ trong khi lại không làm ảnh hưởng tới chất lượng của tiêu chuẩn. 
Đánh giá chi phí tuân thủ được thực hiện tại ĐBSCL, Việt Nam, cụ thể tại tỉnh Sóc Trăng. Đánh giá này được thực hiện tại một trong những hợp tác xã có tính chất đổi mới nhất trong những hợp tác xã của người nuôi tôm quy mô nhỏ tham gia vào dự án. Một hợp tác xã bao gồm 12 nông dân hoạt động trên diện tích 20 ha, trong năm 2010 đã sản xuất 16 nghìn tấn tôm. Nhóm thực hiện dự án bao gồm các cán bộ từ Đại Học Cần Thơ (CTU), Trung tâm Phát triển Đa dạng Sinh Học (CBD), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 (RIA.2), WWF Việt Nam, Viện Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long (MDI), Đối tác Nghề cá Bền vững (SFP) và ICAFIS. 
Chi phí đầu tư ban đầu một hợp tác xã cần có để đáp ứng với các tiêu chuẩn được ước tính vào khoảng 30.000 đô la Mỹ trong khi chi phí hàng năm gần 34.000 đô la Mỹ. 

Tiêu chuẩn Chi phí đầu tư Chi phí/năm
Tiêu chuẩn 1 2,160,000 2,160,000
Tiêu chuẩn 2 59,270,000 190,889,000
Tiêu chuẩn 3 25,690,000 25,690,000
Tiêu chuẩn 4 26,503,000 16,758,833
Tiêu chuẩn 5 216,740,000 233,460,000
Tiêu chuẩn 6 156,627,556 93,110,519
Tiêu chuẩn 7 6,978,000 116,210,928
Tổng số (Việt Nam đồng) 593,968,556 678,279,280
Tổng số (Đô la Mỹ) 29,698 33,914


Một hợp tác xã sản xuất 16,17 tấn tôm, đề bù chi phi phí hàng năm cho việc tuân thủ tiêu chuẩn ShAD, giá của tôm phải đối mặt với mức chênh lệch lên tới 2.09 đô la Mỹ/kg. Những tiêu chuẩn có chi phí cao nhất, trên 150 triệu đồng (7.500 USD) cho mỗi tiêu chuẩn, theo thứ tự là tiêu chuẩn số 5 (“quản lý sức khỏe, an sinh tôm và cách thực hành trách nhiệm”), tiêu chuẩn số 2 (“Vị trí trang trạng trong khu vực phù hợp về môi trường khi có chuyển đổi về đa dạng sinh học, môi trường sống tự nhiên”) và tiêu chuẩn số 6 (“Quản lý nguồn gốc giống, lựa chọn giống và hiệu quả trong quản lý giống”). Đối với chi phí theo năm, tiêu chuẩn có chi phí cao nhất là tiêu chuẩn số 5, tiêu chuẩn số 2 và tiêu chuẩn số 7 (“Sử dụng tài nguyên hiệu quả về môi trường và thực hành có trách nhiệm). 
Mặc dù chi phí để tuân thủ tiêu chuẩn cao,nhưng những người mua tôm như Nordic Seafood hiện đang làm việc với WWF trong một phần của dự án, không bị thông tin này tác động tiêu cực và liên tục lập lại cam kết của họ rằng sẽ mua tôm được sản xuất theo thực hành trách nhiệm. 
Phân tích này được thực hiện bằng cách sử dụng dự thảo mới nhất của tiêu chuẩn. Từ đây, WWF và ICAFIS đã có những nỗ lực đáng kể giúp bộ tiêu chuẩn có tính áp dụng ngày càng cao cho người sản xuất quy mô nhỏ mà không ảnh hưởng tới nhu cầu để giải quyết những tác động của ngành.

Ông Jose Villalon, Giám đốc quản lý nuôi trồng thủy sản WWF - US phát biểu: “WWF cam kết giải quyết các nhu cầu của các nhà sản xuất quy mô nhỏ và giúp các tiêu chuẩn mang tính áp dụng, trong khi vẫn giải quyết có hiệu quả và mạnh mẽ các vấn đề môi trường và xã hội của ngành” 
Theo Tiến sĩ Flavio Corsin, Giám đốc ICAFIS: “Đây là lần đầu tiên một phân tích chi tiết về chi phí được thực hiện cho người nuôi tôm quy mô nhỏ để tuân thủ với các tiêu chuẩn của ShAD. Vì thế, bản báo cáo này cung cấp một cái nhìn duy nhất về khả năng của người nuôi tôm quy mô nhỏ Việt Nam để tuân thủ với các tiểu chuẩn ShAD”. 
Để nhận được bản đầy đủ của báo cáo hoặc những thông tin thêm, xin vui lòng liên hệ ông Ngô Tiến Chương theo địa chỉ email: 
chuong.ngotien@wwfgreatermekong.org hoặc Tiến sĩ Flavio Corsin tại địa chỉ: flavio.corsin@icafis.org


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Lóc Tự Phát Gây Ô Nhiễm Môi Trường Ở Mỹ Đức (Bình Định) Nuôi Cá Lóc Tự Phát Gây Ô Nhiễm Môi Trường Ở Mỹ Đức (Bình Định)

Nuôi cá lóc mang lại thu nhập tương đối khá nên nhiều hộ dân ở các đội 7, 8 và 9 thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ - Bình Định) đã đổ xô đào ao, trải bạt nuôi cá lóc trong vườn nhà. Việc nuôi cá không theo quy hoạch đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.

16/03/2012
Nhiều Mô Hình Ứng Dụng GAP Thành Công Nhiều Mô Hình Ứng Dụng GAP Thành Công

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những mô hình ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thành công đều có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, có vai trò của doanh nghiệp hoặc nhà nước hỗ trợ chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.

16/03/2012
“Mùa Vàng” Với Người Trồng Sắn Sóc Trăng “Mùa Vàng” Với Người Trồng Sắn Sóc Trăng

Đến thời điểm này, những hộ nông dân trồng củ sắn (củ đậu) ở 4 ấp thuộc xã An Thạnh Đông (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) đạt lợi nhuận gần 50 triệu đồng/công sau khi trừ chi phí. Đây được xem là “mùa vàng” với người trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông khi giá bán đạt... “kỷ lục” 7.000 đồng/kg!

16/03/2012