Chàng Thanh Niên Trẻ Tiên Phong Nuôi Chim Trĩ Ở Uông Bí

Được sự giới thiệu của cán bộ phường Bắc Sơn (TP Uông Bí - Quảng Ninh) chúng tôi tìm tới gia đình anh Trịnh Hữu Hiền ở khu 6, một thanh niên trẻ tiên phong nuôi chim trĩ ở địa phương.
Sinh năm 1987, tại phường Bắc Sơn, năm 2009, Nguyễn Hữu Hiền lập gia đình, hai vợ chồng trẻ chủ yếu làm nông nghiệp nên đời sống khá khó khăn. Để thoát khỏi cảnh nghèo, chàng thanh niên trẻ đã quyết tâm tìm kiếm một loại vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, chuồng trại của gia đình. Lúc đầu anh đầu tư nuôi nhím, nhưng cho hiệu quả không cao, tìm hiểu qua mạng internet thấy có mô hình nuôi chim trĩ phù hợp với điều kiện của gia đình nên lại quyết tâm nuôi thử.
Anh Hiền kể: “Tôi đọc trên mạng thấy nuôi chim trĩ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, lúc đó ở Uông Bí chưa có ai nuôi loài này nên tìm đến tỉnh Hà Nam học hỏi kinh nghiệm từ cách làm chuồng trại, chăm sóc… và mua 10 con giống đưa về nuôi.
Nuôi loại này phải quây lưới cao ít nhất là 2m trở lên và diện tích bình quân 1 con/m2; thức ăn của chúng chủ yếu là thóc, cám viên kết hợp với rau, củ quả; đặc biệt là nguồn nước uống của chúng phải sạch không rất dễ bị mắc các bệnh về đường ruột”. Chim trĩ phát triển nhanh, đẻ nhiều có thể đẻ liên tục trong vòng 6 tháng (từ tháng 2 đến tháng 8 âm lịch) nhưng lại không tự ấp được, nên phải ấp nhân tạo.
Sau khi chim nở, phải úm chim non khoảng 3 tuần rồi đưa ra chuồng nhỏ nuôi, khi đạt trọng lượng khoảng 0,3kg mới đem ra thả tại chuồng lớn để cho chim phát triển. Sau hơn 3 năm, từ 10 con giống ban đầu, giờ đàn chim trĩ của anh có số lượng kha khá.
Chim trĩ khi trưởng thành có cân nặng từ 1 đến 1,4kg, giá bán khoảng 500.000 đồng/con. Ngoài việc nuôi chim thịt anh còn bán chim giống, hiện tại mỗi cặp chim giống anh bán khoảng 1,5 triệu đồng.
Năm 2012, anh đã xuất được 120 con chim thịt và 130 cặp chim giống, từ việc phát triển mô hình nuôi chim trĩ trên mỗi năm cho gia đình anh Hiền thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Anh Hiền cho biết: “Tới đây tôi sẽ đầu tư nuôi chim trĩ với số lượng nhiều hơn nữa, tăng số lượng nuôi chim thịt để cung cấp cho thị trường.
Do đây là loại vật nuôi mới, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư ban đầu khá lớn nên tôi mong muốn tỉnh, huyện có chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay để tôi có thêm nguồn lực phát triển loại chim trĩ này”. Mô hình nuôi chim trĩ của anh Trịnh Hữu Hiền được đánh giá rất cao, đã được phường Bắc Sơn chọn lập đề án để phát triển và nhân rộng trong các hộ dân trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay tổng đàn lợn của tỉnh Bắc Kạn 183.726 con, trong đó: lợn nái có 17.744 con, chiếm 9,7% tổng đàn. Về lý thuyết với số lượng đàn lợn nái như trên có thể sản xuất đủ số lượng lợn giống nuôi thịt đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh, nhưng thực tế bình quân hàng năm người chăn nuôi phải nhập khoảng 100.000 – 120.000 con lợn giống từ tỉnh ngoài, gây khó khăn rất lớn trong việc kiểm tra chất lượng và tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của tỉnh.

Theo phản ánh của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) tại Hội thảo “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” diễn ra ngày 24/4 tại Ninh Thuận: Tình hình kinh doanh tôm giống rất phức tạp, một số cơ sở ương giống mua Naupli, post của một số cơ sở sản xuất giống lớn về trộn với tôm của mình sản xuất hoặc với tôm chợ rồi lại lấy bao bì, nhãnh mác của công ty làm thương hiệu của mình. Một số lượng tôm giống cũng được buôn bán qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc qua cửa khẩu Quảng Ninh về Việt Nam. Hầu hết số lượng này không được kiểm dịch, kiểm soát nên gây thiệt hại cho người nuôi.

Với sự hỗ trợ của Hội ND, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên cùng Công ty TNHH Cường Đại, nhiều hộ ND ở Thái Nguyên đã mua được máy cày theo phương thức trả chậm.