Phòng Trừ Sâu Bệnh Cuối Vụ Lúa Mùa Ở Hải Dương

Hiện nay, rầy nâu và rầy lưng trắng lứa 6 đã gây hại ở 1.625 ha, mật độ trung bình 1.500 - 2.000 con/m2, nơi cao 5.000 - 7.000 con/m2, cá biệt có ổ lên tới hàng vạn con/m2.
Rầy đa số từ trưởng thành (cánh ngắn) đến tuổi 3 trên diện tích lúa đang trỗ bông, phơi màu đến đỏ đuôi. Sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 gây hại cục bộ. Sâu đục thân gây dảnh héo, bông bạc rải rác. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Hải Dương, những ngày tới, rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 6 tiếp tục nở và gây hại cục bộ với mật độ từ 3.000 - 7.000 con/m2, có ổ lên tới hàng vạn con/m2. Sâu đục thân lúa bướm 2 chấm gây bông bạc ở trà lúa mùa muộn trỗ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.
Để chủ động phòng trừ rầy và sâu bệnh cuối vụ, Sở NN-PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo phòng NN-PTNT, phòng kinh tế, trạm BVTV, trạm khuyến nông phân công cán bộ tăng cường xuống cơ sở, giao cán bộ phụ trách từng địa bàn, hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả. Chi cục BVTV tỉnh, trạm BVTV các huyện, thị xã, thành phố tăng cường điều tra dự tính, dự báo; kịp thời thông báo tình hình sâu bệnh, xác định thời gian, diện tích phải phòng trừ và hướng dẫn nông dân phòng trừ hiệu quả. Thanh tra Sở NN-PTNT và Chi cục BVTV tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV. Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh có kế hoạch cung cấp đủ nước cho lúa trỗ bông, phơi màu và tăng hiệu quả phòng trừ dịch hại, trong đó có rầy nâu. Công ty chỉ được tháo nước khi lúa đã đỏ đuôi.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 2/7, Tổng cục Thủy sản cho biết, theo thông tin từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, trong tháng 4/2013, Nhật Bản đã phát hiện và trả về 5 lô hàng tôm đông lạnh của Indonesia vì có dư lượng Benzalkonium Chloride (BKC) vượt quá giới hạn 0,01 ppm.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung thực hiện các dự án nâng cao chất lượng giống bò, tầm vóc đàn bò được cải thiện; các mô hình chăn nuôi heo tập trung quy mô lớn, chăn nuôi gà an toàn sinh học được tỉnh khuyến khích đầu tư, đã phát triển ở nhiều địa phương.

Năng suất bình quân của các mô hình đạt trên 1.500 kg kén/ha dâu, tăng 15% so với đại trà; thu nhập từ kén đạt trên 150 triệu đồng/ha dâu; tập huấn cho hàng trăm hộ nông dân kỹ thuật nuôi tằm… là những kết quả nổi bật của dự án "Trồng dâu và nuôi tằm giống mới" do bà Nguyễn Thị Min - Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ trung ương - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam làm chủ nhiệm. Dự án được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2013.