Làm Giàu Từ Nuôi Cá Kèo Ở Bạc Liêu
Vườn Cò là một ấp nghèo của xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Sản xuất chủ yếu của người nông dân ở đây là 1 vụ lúa và 1 vụ tôm, đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, trong ấp có một số hộ nông dân làm kinh tế rất thành công (nuôi cá kèo) trong đó có hộ ông Trần Văn Thọ.
Tự tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật nuôi cá kèo từ bạn bè, qua sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng, ông Thọ đã mạnh dạn chọn nuôi cá kèo thay thế con tôm. Ông Thọ chia sẻ: “Tôi bắt đầu nuôi cá kèo khi mà con tôm không còn cho hiệu quả kinh tế cao”. Sau 6 năm chuyển đổi vật nuôi, hiện nay, gia đình ông Thọ có 11 ao nuôi cá kèo trên diện tích 3 ha với tổng số vốn đầu tư lên đến 2 tỷ đồng/vụ nuôi. Sau mỗi vụ nuôi (từ 3 - 5 tháng) mỗi ao nuôi cho năng suất từ 11 - 13 tấn cá. Với giá cá kèo trên thị trường như hiện nay (dao động từ 50 - 70 ngàn đồng), hàng năm, trừ chi phí, gia đình ông Thọ thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Theo ông Thọ, cá kèo là loài thủy sản dễ nuôi, tỷ lệ đạt đầu con cao, giá đầu ra ổn định, thị trường con giống dồi dào, chi phí thấp, lại dễ dàng trong khâu chăm sóc… nên nuôi cá kèo dễ thành công hơn nuôi tôm. Trung bình, cứ 1 ao nuôi với 4.000 m2 mặt nước thì tiền đầu tư con giống và thức ăn khoảng 450 triệu đồng. Sau khi thu hoạch, trừ chi phí, lãi gần 100 triệu đồng/vụ.
Ông Thọ đang thực hiện thành công quy trình nuôi cá kèo nghịch mùa. Nghĩa là thả cá vào khoảng tháng giêng và thu hoạch vào khoảng tháng 7 âm lịch. Nuôi cá kèo mùa nghịch mang lại lợi nhuận cao vì giá cá trên thị trường từ 70 - 80 ngàn đồng/kg, thay vì khoảng 50 - 60 ngàn đồng/kg như mùa thuận.
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết các mặt hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản tại thời điểm này đều bị giảm giá tới 50-60%, song vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Theo nhận định, với đà giảm giá này, có thể khiến cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân rơi vào khủng hoảng, thậm chí tê liệt.
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, Công ty TNHH một thành viên Thông Thuận - Kiên Giang (Cty Thông Thuận) vừa thu hoạch vụ nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tiên tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang với năng suất đạt gần 17 tấn/ha.
Trên diện tích đất của những dự án hàng triệu đô la đầu tư nhưng mau chóng đóng cửa, bỏ hoang, nhiều hộ nông dân mạnh dạn thuê lại để đầu tư nuôi trồng thủy sản và đạt hiệu quả cao.Đó là thực tế đã diễn ra ở Hà Tĩnh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trong thời gian 10 năm trở lại đây. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Mại ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà và bà Nguyễn Thị Hạnh ở xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà.“Đâm đầu vào đá”