Giá / Mô hình kinh tế

Cần Thơ Vực Dậy Nghề Nuôi Cá Tra

Cần Thơ Vực Dậy Nghề Nuôi Cá Tra
Tác giả: 
Ngày đăng: 21/04/2012

Trước tình hình nuôi trồng thủy sản ngày càng khó khăn, giá cá tra đang sụt giảm, người nuôi không có lời, thành phố Cần Thơ thực hiện nhiều giải pháp nhằm vực dậy nghề nuôi cá tra.

Thành phố đề ra giải pháp đẩy mạnh công tác thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại... nhằm giữ vững thị trường ngoài nước, mở rộng tiêu thụ trong nước. Thành phố hỗ trợ người nuôi và doanh nghiệp chế biến nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng con giống, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thức ăn, thuốc thú y, bảo đảm chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm, chủ động cân đối cung cầu về nguyên liệu chế biến, chủ động kiểm soát chặt chẽ chất lượng, truy xuất nguồn gốc nhằm tránh bị “vướng” các rào cản kỹ thuật, thương mại quốc tế.

Tại Cần Thơ, người nuôi hiện vẫn còn tập quán nuôi cá tra mật độ quá dày (35 con/m2), nhiều hơn mức khuyến cáo nên cá chậm lớn, thời gian cá đạt trọng lượng chuẩn (1 kg/con) để bán kéo dài thêm từ 2 - 3 tuần, chi phí thức ăn tăng thêm.

Cần Thơ khuyến cáo người nuôi thực hiện “3 giảm 3 tăng”. “3 giảm” là giảm mật độ thả nuôi còn từ 20 - 25 con /m2 ao; giảm sử dụng thuốc kháng sinh (chỉ sử dụng khi thật cần thiết); giảm xả chất thải trong ao nuôi ra sông rạch. “3 giảm” nói trên sẽ tạo ra 3 lợi ích (“3 tăng”). Nhờ mật độ thả nuôi phù hợp với tập tính sống nên cá ăn mồi tốt hơn, cá lớn nhanh hơn, tăng sức đề kháng với bệnh tật, do đó chất lượng thịt cá tốt hơn. Việc không sử dụng hoặc sử dụng ít thuốc kháng sinh thì môi trường nước cũng như cơ thể cá không có cơ hội sinh sản ra vi khuẩn kháng thuốc, do đó người nuôi không cần tăng liều sử dụng cũng như thay đổi loại kháng sinh khác mạnh hơn. Mức độ lưu tồn thuốc kháng sinh trong thịt cá sẽ giảm mạnh, thịt cá nguyên liệu sẽ đạt được độ an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ chất lượng nước ao nuôi trong sạch nên cá đẹp, bán được với giá cao hơn đồng thời với tăng lợi nhuận nhờ việc tiết giảm được nhiều khoản chi phí mua cá giống, mua thuốc phòng trị bệnh, thức ăn...

Trước đó, năm 2011 do người nuôi bị thua lỗ hoặc không có lãi nhiều nên bỏ nghề, diện tích nuôi cá tra Cần Thơ thời điểm ấy chỉ còn gần 600 ha. Đến nay nhờ các biện pháp hữu hiệu, diện tích cá tra tại Cần Thơ đã khôi phục được gần 950 ha, tăng 40% so cùng kỳ năm 2011, sản lượng vụ đầu năm đạt trên 90.000 tấn./.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Sản Xuất Muối Trải Bạt Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Sản Xuất Muối Trải Bạt Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Năm 2000 tổ hợp tác góp vốn làm ăn tập thể theo khả năng của từng hộ, vì vốn ít, sản xuất muối bình thường nên nguồn thu không cao. Năm 2010 Tổ hợp tác xã Hiệp Phát với 8 thành viên tham gia góp hơn 4 tỉ đồng để sản xuất 8 ha muối trải bạt.

21/04/2012
Mô Hình Liên Minh Trồng Táo Ở Nhơn Hải Mô Hình Liên Minh Trồng Táo Ở Nhơn Hải

Một ngày giữa tháng 8, chúng tôi đến thăm Câu lạc bộ trồng táo xã Nhơn Hải (Ninh Hải). Với nụ cười rạng rỡ, tay bắt mặt mừng, ông Nguyễn Phế, Chủ nhiệm CLB lại thông báo thêm một tin vui: “Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh, ngày 9-8 vừa qua, chúng tôi đã thành lập HTX trồng táo Mỹ Khánh, với sự tham gia của 20 xã viên vốn là các thành viên của CLB trồng táo trước đây, với tổng diện tích trồng táo là 13 ha”.

21/04/2012
Mô Hình Trồng Bắp Lai Thương Phẩm Ở Phước Đại Mô Hình Trồng Bắp Lai Thương Phẩm Ở Phước Đại

Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình trồng bắp lai thương phẩm, đến nay người dân xã Phước Đại (Bác Ái) đã thu hoạch với năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao.

21/04/2012