Mô Hình Không Dùng Hóa Chất Xử Lý Hạt Giống
Ngoài các biện pháp kỹ thuật đang được phổ biến như "một phải năm giảm" (phải dùng giống lúa xác nhận, giảm giống, giảm phân đạm, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới và giảm thất thoát sau thu hoạch), mô hình còn áp dụng tuyệt đối không dùng bất cứ hóa chất nào để xử lý hạt giống trước lúc gieo sạ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc BVTV xử lý hạt giống, tuy nhiên theo một số người tác dụng của biện pháp này chủ yếu để ngăn ngừa bọ trĩ, nhưng với điều kiện có nước tưới đầy đủ thì việc sử dụng nước để phòng chống bọ trĩ sẽ rẻ tiền hơn, hiệu quả hơn và nhất là không độc với môi trường. Điều đó rất có ý nghĩa trong thời bão giá.
Được biết việc xử lý hạt giống bằng hóa chất để ngăn ngừa rầy di trú theo đề xuất của Viện BVTV đã được Bộ NN-PTNT công nhận là TBKT và đã được đưa vào quy trình tạm thời để phòng ngừa RN, VL, LXL được khuyến cáo áp dụng cho những vùng khó khăn về nước khiến cho không thể gieo sạ đồng loạt né rầy.
Có thể bạn quan tâm
Là thủ phủ của điều và một thời được mệnh danh là cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào bản địa, nhưng vài năm trở lại đây người dân Bình Phước không còn mặn mà với cây điều. Họ đua nhau chặt điều trồng cao su vì giá rớt liên tục, thu không đủ chi.
Sau một thời gian dài cá tra giống sụt giảm, thì hiện đã tăng mạnh trở lại từ 2.000-3.000 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tháng 10.
Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.