Prices / Mô hình kinh tế

Cần Thay Đổi Tập Quán Cho Trâu Bò Ăn

Cần Thay Đổi Tập Quán Cho Trâu Bò Ăn
Author: 
Publish date: Tuesday. May 15th, 2012

Các kết quả nghiên cứu của ngành chăn nuôi cho thấy: khác với những loài ăn thịt, ăn tạp dạ dày trâu bò có 4 ngăn (dạ cỏ, tổ ong, lá sách, múi khế) để phù hợp với sự tiêu hóa thức ăn có nhiều chất thô xơ như cỏ, rơm, xác thực vật…

Trong dạ cỏ của trâu, bò có hệ thống vi sinh vật cộng sinh rất phát triển, sinh sản nhanh, chúng gồm nhóm động vật nguyên sinh (Protozoa), vi khuẩn (Bacteria), nấm. Vai trò của các vi sinh vật này là tham gia tích cực vào quá trình lên men, phân giải xenlulô, phóng thích các thành phần dinh dưỡng bên trong như tinh bột, đường, các protid, các acid amin...

Ngoài ra, sự có mặt của hệ thống vi sinh vật còn giúp trâu bò sử dụng được nguồn nitơ phi protein như carbamic, muối amon tạo thành protein của chính bản thân vi sinh vật, xác vi sinh vật lại là nguồn cung cấp chất đạm cho trâu bò ở phần sau đường tiêu hóa.

Tập quán cho trâu bò ăn của bà con nông dân ta từ trước tới nay thường là cho ăn từng loại thức ăn riêng lẻ như cho ăn cỏ riêng, cám riêng, hèm bia riêng… Điều này làm cho môi trường dạ cỏ thay đổi theo lượng thức ăn vào ảnh hưởng đến hoạt động hệ sinh vật.

Người ta ví dạ cỏ trâu bò như một thùng lên men khổng lồ có duy trì được sự ổn định các điều kiện lên men thì sản phẩm tạo ra mới ổn định về chất lượng. Nếu mỗi lần nạp nguyên liệu gây xáo trộn môi trường, dạ cỏ sẽ ảnh hưởng ngay đến kết quả tiêu hóa.

Do vậy cần có sự thay đổi trong tập quán chăn nuôi trâu bò, là cần trộn đều các loại thức ăn tinh và thô (đã được cân đối dinh dưỡng) trước khi cho trâu bò ăn. Với các cỏ tươi, cỏ khô, rơm nên được băm nhỏ, làm dập rồi trộn đều với các loại thức ăn tinh như cám, bột ngô, bột khoai, hèm bia, rỉ mật…và cho ăn theo khẩu phần, hỗn hợp thức ăn giống nhau ở các bữa ăn thì môi trường dạ cỏ sẽ luôn ổn định, hệ vi sinh vật sẽ hoạt động hiệu quả dẫn đến quá trình tiêu hóa của trâu bò sẽ thuận lợi.

Với sự hướng dẫn kỹ thuật của các cán bộ ngành chăn nuôi, ông Nguyễn Văn Phi (Củ Chi-TP. Hồ Chí Minh) đã áp dụng phương pháp trộn đều các loại thực liệu trước khi cho ăn với khẩu phần phù hợp giai đoạn cho sữa trong chăn nuôi bò sữa đã cải thiện đáng kể năng suất, chất lượng sữa và hiệu quả kinh tế bà con nên tham khảo, áp dụng. 

Related news

Nông Dân Trúng Lớn Vụ Nghêu 2012 Nông Dân Trúng Lớn Vụ Nghêu 2012

Nếu như vụ nghêu 2011 có hàng trăm hộ nuôi rơi vào cảnh lỗ nặng do dịch bệnh xảy ra trên diện rộng thì sang năm 2012 bà con ai cũng thở phào nhẹ nhỏm vì nghêu đang phát triển tốt. Hiện nghêu thương phẩm có giá bán khá cao, năng suất tăng hứa hẹn cho một vụ mùa bội thu.

Tuesday. May 15th, 2012
Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Tôm Càng Xanh Hiệu Quả Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Tôm Càng Xanh Hiệu Quả

Ấp Phú Đông Thượng, xã Bình Khánh Đông (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) nằm cặp theo sông Vàm Cái Quao và sông Hàm Luông. Toàn ấp có khoảng 110ha đất tự nhiên, trong đó có 96ha đất sản xuất nông nghiệp. Ấp có 332 hộ, với 1.156 nhân khẩu, đa số sống bằng nghề nông, chủ yếu trồng cây dừa kết hợp chăn nuôi. Toàn ấp hiện có 25% hộ khá giàu, 60% hộ trung bình và hộ nghèo chiếm 12%. Đặc biệt, ấp có Tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm càng xanh trên diện tích 196ha mặt nước rất hiệu quả.

Tuesday. May 15th, 2012
Phát Triển Nuôi Gà Thả Vườn Phát Triển Nuôi Gà Thả Vườn

Ông Lê Văn Hoàng, ở ấp Phú Long A - xã Phú Khánh (Thạnh Phú - Bến Tre), có kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn gần 4 năm nay. Trước đây, với ý định nuôi gà ta nhỏ lẻ để bán cho bà con trong xóm nên ông chỉ nuôi trên 30 con. Thấy có hiệu quả kinh tế, ông bắt đầu tăng số gà nuôi.

Tuesday. May 15th, 2012