Cần Tăng Cường Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ
Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Nam Định tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác nông nghiệp ở miền Bắc”.
Theo đánh giá của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), năm 2013 nhu cầu tiêu thụ phân bón cả nước cần 10,325 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó, khả năng sản xuất phân bón trong nước là 8 triệu tấn, còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu phân bón hiện nay đang có nhiều bất cập. Theo ông Phan Huy Thông- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, một vấn đề bất cập hiện nay là Bộ Công Thương lại có nhiệm vụ điều tiết việc nhập khẩu phân bón vô cơ như urê, SA, kali..., còn Bộ NNPTNT lại được giao quản lý và điều tiết lượng phân hữu cơ, tạo nên sự chồng chéo trong điều hành và tính toán lượng phân nhập khẩu.
Một vấn đề bất cập nữa, theo ông Thông, đó là việc quản lý phân bón rất khó khăn, vì hiện có tới trên 5.000 danh mục phân bón các loại gây khó khăn trong công tác quản lý. Ngoài ra, cả nước có trên 30.000 cơ sở kinh doanh phân bón, nên tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng diễn ra khá phức tạp, trong khi không có đủ lực lượng để thanh tra, kiểm tra chất lượng toàn bộ các cơ sở kinh doanh này.
Theo TS Nguyễn Hồng Sơn- Viện trưởng Viện Môi trường nông nghiệp (Bộ NNPTNT), sự hiểu biết của các hộ nông dân về các hành vi bị cấm trong việc sử dụng phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, không rõ nguồn gốc, nhãn mác... còn thấp.
Tại một số địa phương, bà con sử dụng phân bón không đúng cách lại vô tình tạo điều kiện cho sâu bọ nảy nở và làm biến đổi chất đất canh tác... Liên quan vấn đề này, TS Lê Văn Tri- Chủ tịch Hiệp hội Phân bón sinh học Việt Nam cho rằng, nếu bà con nông dân tận dụng tất cả các thành phần hữu cơ bỏ đi của cây trồng để ủ tạo thành phân hữu cơ như rơm rạ, rác hữu cơ, rác trong các trang trại chăn nuôi tập trung... sẽ có thể giảm tới 30% lượng phân hữu cơ phải nhập.
Related news
Thực hiện lịch thời vụ trong nuôi trồng thủy sản, trong tháng 7/2013 ở Bạc Liêu, nông dân đã tập trung thả giống hơn 96.830ha, nâng tổng diện tích tôm nuôi đến nay lên hơn 124.590ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp khoảng 11.570ha, còn lại là diện tích nuôi quảng canh, hoặc quảng canh cải tiến kết hợp với các loại thủy sản khác như: cá, cua...
Nếu như trước đây 90% giống dâu, tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ thì nay người trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã chuyển sang nuôi trồng giống dâu, tằm nội địa. Giống dâu, tằm này do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng (TTNCTNNLN) nghiên cứu và đưa vào sản xuất đại trà thời gian gần đây.
An Giang có 2 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh gạo đồ (parboiling) là Công ty TNHH Khiêm Thanh và Công ty Cổ phần Toàn Cầu, có tổng công suất thiết kế 1.200 tấn/ngày. Không chỉ bán được giá cao hơn, chế biến gạo đồ còn giải quyết được nhiều khó khăn trong sản xuất lúa gạo hiện tại.