Cần Tăng Cường Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ
Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Nam Định tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác nông nghiệp ở miền Bắc”.
Theo đánh giá của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), năm 2013 nhu cầu tiêu thụ phân bón cả nước cần 10,325 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó, khả năng sản xuất phân bón trong nước là 8 triệu tấn, còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu phân bón hiện nay đang có nhiều bất cập. Theo ông Phan Huy Thông- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, một vấn đề bất cập hiện nay là Bộ Công Thương lại có nhiệm vụ điều tiết việc nhập khẩu phân bón vô cơ như urê, SA, kali..., còn Bộ NNPTNT lại được giao quản lý và điều tiết lượng phân hữu cơ, tạo nên sự chồng chéo trong điều hành và tính toán lượng phân nhập khẩu.
Một vấn đề bất cập nữa, theo ông Thông, đó là việc quản lý phân bón rất khó khăn, vì hiện có tới trên 5.000 danh mục phân bón các loại gây khó khăn trong công tác quản lý. Ngoài ra, cả nước có trên 30.000 cơ sở kinh doanh phân bón, nên tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng diễn ra khá phức tạp, trong khi không có đủ lực lượng để thanh tra, kiểm tra chất lượng toàn bộ các cơ sở kinh doanh này.
Theo TS Nguyễn Hồng Sơn- Viện trưởng Viện Môi trường nông nghiệp (Bộ NNPTNT), sự hiểu biết của các hộ nông dân về các hành vi bị cấm trong việc sử dụng phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, không rõ nguồn gốc, nhãn mác... còn thấp.
Tại một số địa phương, bà con sử dụng phân bón không đúng cách lại vô tình tạo điều kiện cho sâu bọ nảy nở và làm biến đổi chất đất canh tác... Liên quan vấn đề này, TS Lê Văn Tri- Chủ tịch Hiệp hội Phân bón sinh học Việt Nam cho rằng, nếu bà con nông dân tận dụng tất cả các thành phần hữu cơ bỏ đi của cây trồng để ủ tạo thành phân hữu cơ như rơm rạ, rác hữu cơ, rác trong các trang trại chăn nuôi tập trung... sẽ có thể giảm tới 30% lượng phân hữu cơ phải nhập.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ vì tin đồn thất thiệt “mít non nhúng thuốc Trung Quốc bán tràn lan ngoài thị trường” mà nhà vườn trồng mít ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) và các địa phương lân cận phải lao đao vì giá giảm thê thảm, gây thiệt hại rất lớn.
Chỉ trong vòng hơn 1 tháng giá xăng dầu tăng 3 lần, hàng ngàn tàu cá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gặp khó. Chi phí nhiên liệu tăng cao nhưng tôm, cá, mực... lại mất giá; sau chuyến biển thu không đủ bù chi. Khoảng nửa tháng nay, nhiều chiếc tàu ra khơi cầm chừng.
Gần đây, do lợi nhuận từ việc trồng keo giấy khá cao, nông dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) mở rộng diện tích trồng keo giấy vụ mới. Hiện nay, các vườn ươm tại Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bán cây con (chủ yếu giống keo giâm hom) dao động từ 600 đồng đến 700 đồng/1 cây keo giấy, tuy nhiên nguồn cung cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trồng rừng của người dân. Trung tâm Dịch vụ thương mại Khánh Vĩnh đã mua 165.000 cây keo lai giâm hom từ các tỉnh khác để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của bà con.