Prices / Mô hình kinh tế

Cách Xử Lý Cá Nổi Đầu Ở Ao Nuôi

Cách Xử Lý Cá Nổi Đầu Ở Ao Nuôi
Author: 
Publish date: Thursday. October 6th, 2011

Hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng rất phổ biến và thường gặp trong các ao nuôi cá, chủ yếu do thiếu ôxy. Trong ao nuôi, ôxy có được là do sự khuếch tán từ không khí và trong tầng nước, nhờ quá trình quang hợp của tảo, nhờ các máy sục khí, máy quạt nước, …Ôxy bị mất đi chủ yếu do quá trình hô hấp của tôm, cá, tảo, vi khuẩn và phân hủy các vật chất lắng tụ ở đáy ao,…

Phần lớn cá nổi đầu vào sáng sớm hay mùa hè, mùa thu khi nhiệt độ cao, đặc biệt là thời tiết áp thấp kéo dài, oi bức, mưa lâu và mưa giông hay các ngày cho ăn nhiều. Nguyên nhân khiến cá nổi đầu chủ yếu do chất nước xấu, gặp thời tiết khắc nghiệt, mật độ thả nuôi quá dày làm cho nước thiếu ôxy nghiêm trọng, cộng với sức đề kháng của cá yếu. Cá nổi đầu với mức độ khác nhau, tùy theo mức độ biểu hiện để có cách xử lý kịp thời.

Mức độ nhẹ: cá nổi đầu lúc mờ sáng, chỉ nổi ở giữa ao, khi có bóng người hoặc tiếng động mạnh, cá quẫy mạnh rồi chìm ngay. Khi mặt trời lên thì hết nổi đầu.

Xử lý bằng cách bơm thêm nước mới vào ao.

 Mức độ nặng: cá nổi đầu cả lúc đêm và nổi ở cả vùng ven bờ ao. Khi có tiếng động, cá không quẫy và cũng không chìm, khi mặt trời lên cá vẫn không lặn.

Mời bà con tham khảo thiết bị tạo oxy chuyên dụng cho ao nuôi, trại giống:

Ống Phân Phối Khí Ô xy chuyên dụng

Giải pháp tạo Ô xy hoà tan

Khắc phục hiện tượng thiếu Ô xy ao nuôi

Xử lý bằng cách đưa nước mới vào ao nhiều hơn hoặc thay một phần nước, bơm nước. Nếu có máy sục khí thì cho chạy ngay để tạo ôxy cho cá thở. Ngừng bón phân và cho cá ăn, vớt hết cọng cây, cỏ dưới ao lên bờ. Khi cần thiết thả vào ao thuốc tăng ôxy như ô xy già (H2O2), ôxy dạng hạt hoặc dạng bột… để nâng hàm lượng ô xy hòa tan lên.

Để tránh cá nổi đầu, trong quá trình nuôi cần kiểm tra ao 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối, quan trọng nhất là lúc rạng sáng để có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó thực hiện đầy đủ các khâu khác như thả giống cá tốt, cho ăn đủ lượng và chất, mật độ thả hợp lý, quản lý tốt môi trường nước trong ao nuôi, đánh tỉa thả bù và phòng bệnh là chính.


Related news

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Đại Trà, Ngành Chức Năng Khó Kiểm Soát Ở Cà Mau Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Đại Trà, Ngành Chức Năng Khó Kiểm Soát Ở Cà Mau

Từ khi mới bắt đầu nuôi tôm, các chuyên gia ngành thuỷ sản khuyến cáo, quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng phải nuôi riêng biệt với tôm sú, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nguồn nước khép kín, tuyệt đối không để lẫn lộn giữa nguồn nước nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

Thursday. October 6th, 2011
Ba Vấn Đề Cấp Thiết Của Thuỷ Sản Miền Trung Ba Vấn Đề Cấp Thiết Của Thuỷ Sản Miền Trung

Vấn đề đau đầu nhất hiện nay với các tỉnh ven biển miền Trung từ TT- Huế đến Ninh Thuận là sản lượng khai thác thủy sản giảm sút, tàu nằm bờ chiếm tới 40 – 60% do giá nhiên liệu tăng cao, tình hình nuôi trồng thủy sản không thuận, đặc biệt tình trạng tôm bị bệnh chết khá nhiều, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân. Theo số liệu của Sở NN-PTNT các tỉnh trong khu vực

Thursday. October 6th, 2011
Trồng Nấm Rơm - Nghề Làm Giàu Ở Nông Thôn Ở Lào Cai Trồng Nấm Rơm - Nghề Làm Giàu Ở Nông Thôn Ở Lào Cai

Năm 2011, hai cán bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhóm nghề nông nghiệp tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh đã có cơ hội được “mục sở thị” nghề trồng nấm ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng).

Thursday. October 6th, 2011