Cách Xử Lý Cá Nổi Đầu Ở Ao Nuôi

Hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng rất phổ biến và thường gặp trong các ao nuôi cá, chủ yếu do thiếu ôxy. Trong ao nuôi, ôxy có được là do sự khuếch tán từ không khí và trong tầng nước, nhờ quá trình quang hợp của tảo, nhờ các máy sục khí, máy quạt nước, …Ôxy bị mất đi chủ yếu do quá trình hô hấp của tôm, cá, tảo, vi khuẩn và phân hủy các vật chất lắng tụ ở đáy ao,…
Phần lớn cá nổi đầu vào sáng sớm hay mùa hè, mùa thu khi nhiệt độ cao, đặc biệt là thời tiết áp thấp kéo dài, oi bức, mưa lâu và mưa giông hay các ngày cho ăn nhiều. Nguyên nhân khiến cá nổi đầu chủ yếu do chất nước xấu, gặp thời tiết khắc nghiệt, mật độ thả nuôi quá dày làm cho nước thiếu ôxy nghiêm trọng, cộng với sức đề kháng của cá yếu. Cá nổi đầu với mức độ khác nhau, tùy theo mức độ biểu hiện để có cách xử lý kịp thời.
Mức độ nhẹ: cá nổi đầu lúc mờ sáng, chỉ nổi ở giữa ao, khi có bóng người hoặc tiếng động mạnh, cá quẫy mạnh rồi chìm ngay. Khi mặt trời lên thì hết nổi đầu.
Xử lý bằng cách bơm thêm nước mới vào ao.
Mức độ nặng: cá nổi đầu cả lúc đêm và nổi ở cả vùng ven bờ ao. Khi có tiếng động, cá không quẫy và cũng không chìm, khi mặt trời lên cá vẫn không lặn.
Mời bà con tham khảo thiết bị tạo oxy chuyên dụng cho ao nuôi, trại giống: |
Xử lý bằng cách đưa nước mới vào ao nhiều hơn hoặc thay một phần nước, bơm nước. Nếu có máy sục khí thì cho chạy ngay để tạo ôxy cho cá thở. Ngừng bón phân và cho cá ăn, vớt hết cọng cây, cỏ dưới ao lên bờ. Khi cần thiết thả vào ao thuốc tăng ôxy như ô xy già (H2O2), ôxy dạng hạt hoặc dạng bột… để nâng hàm lượng ô xy hòa tan lên.
Để tránh cá nổi đầu, trong quá trình nuôi cần kiểm tra ao 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối, quan trọng nhất là lúc rạng sáng để có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó thực hiện đầy đủ các khâu khác như thả giống cá tốt, cho ăn đủ lượng và chất, mật độ thả hợp lý, quản lý tốt môi trường nước trong ao nuôi, đánh tỉa thả bù và phòng bệnh là chính.
Có thể bạn quan tâm

Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm thường thải ra lượng lớn chất thải. Nếu không được xử lý triệt để, chất thải xả ra môi trường sẽ ảnh hướng đến sức khỏe con người cũng như các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác, đồng thời còn là một trong những yếu tô gây ra các dịch bệnh phổ biến hiện nay. Đề giải quyết vấn đề này, nhiều cơ sở chăn nuôi hiện nay đã áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái và thu được nhiều kết quả tích cực. Áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái trong chăn nuôi

Cá hồi vân, tên khoa học là Oncorhynchus mykiss, là loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là các sản phẩm được chế biến từ thịt và trứng cá. Từ năm 2005, nước ta đã du nhập loài này và nuôi ở nhiều địa phương như: Sapa (Lào Cai), Lâm Đồng.., bước đầu mang lại hiệu quả lớn về kinh tế.

Mấy năm trở lại đây, do tốc độ đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông ngày càng giảm dần nên nhiều hội viên nông dân chuyển sang mô hình trồng hoa lan, đem lại thu nhập cao.