Prices / Mô hình kinh tế

Cách Ném Mạ Khi Gieo Mạ Ném

Cách Ném Mạ Khi Gieo Mạ Ném
Author: 
Publish date: Thursday. July 12th, 2012

Khi cấy, gốc và rễ mạ bị dúi sâu 3-5 cm trong bùn đất do vậy cây lúa lâu hồi xanh, đẻ nhánh muộn và hay bị bệnh nghẹt rễ làm giảm năng suất, tăng chi phí phân bón, kéo dài thời gian sinh trưởng. Ném mạ trong phương pháp gieo mạ ném bằng khay nhựa khắc phục được những nhược điểm này.

Xin giới thiệu cách ném mạ đúng kỹ thuật, đồng đều.

Ruộng lúa sử dụng phương pháp mạ ném phải là ruộng đất cát pha, đất phù sa, đất thịt (thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng). Loại đất cát sau khi làm đất 5-10 phút đã bị lắng tạo lớp cát rắn trên bề mặt ruộng nên không áp dụng phương pháp mạ ném được.

Bón lót phân hữu cơ, phân vô cơ sâu, liều lượng theo qui trình kỹ thuật riêng cho từng giống lúa trước khi làm đất. Làm đất kỹ vùi phân, san phẳng bề mặt ruộng cấy, để lớp nước ngập 3-5 cm trên bề mặt ruộng. Ném loạt trước khoảng 70% số khay (17-20 khay/sào) trên toàn bộ diện tích ruộng. Ném vá bổ sung đợt sau 30% số khay (8-10 khay/sào) còn lại, chú ý những chỗ ném mạ mật độ thưa trong lúc ném đợt trước.

Cách ném cụ thể như sau, một tay (thường tay trái) cầm khay mạ, tay kia (tay phải) nhúm lấy đầu của 3-5 bầu, kéo rời gốc mạ ra khỏi khay đồng thời ném xoè tay lên cao 3-4 m với một góc 60-800 so với phương nằm ngang của mặt ruộng. Dưới tác dụng của trọng lực bầu mạ sẽ cắm xuống mặt ruộng với độ sâu 1-2 cm.

Tạo băng chăm sóc: Sau khi ném xong mạ, tiến hành chăng dây tạo băng chăm sóc, khoảng cách giữa hai băng 1,5-1,8m, nhổ những cây mạ nằm giữa băng ném sang bên cạnh tạo một băng rộng 30-35cm, tiện lợi cho việc đi lại bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật sau này. Ném mạ bằng cách này cây có thể bị nghiêng, ngả nhưng sẽ nhanh chóng đứng thẳng sau khi ném 3-5 ngày và đẻ nhánh sớm hơn cấy dúi 7-12 ngày.

Vụ xuân năm nay có rét đậm, rét hại kéo dài trên 1 tháng, cây mạ bị ốm yếu, rễ thâm đen hoặc vàng. Nếu thời tiết thuận lợi, nhiệt độ trong ngày thấp nhất > 150C, cần bỏ nilon che mạ đồng thời phun một trong các loại phân bón lá kích thích ra rễ, đẻ nhánh, tăng khả năng chịu rét như: Chất tăng trưởng vườn sinh thái; K-Humate; A-H502/503; K-H701/702; N-H601/602. Sau 5-7 ngày, nhổ thăm thấy gốc mạ nhú rễ mới màu trắng mới được đem cấy hoặc ném.


Related news

Thu Nhập Cao Từ Nuôi Gà Mông Thu Nhập Cao Từ Nuôi Gà Mông

Theo anh cán bộ khuyến nông huyện Đại Từ chúng tôi tới thăm trang trại của ông Đoàn Văn Chóng - xóm Tiên Trường 1 - xã Tiên Hội để tìm hiểu về giống gà đen Mông. Trang trại của ông Chóng rộng hơn 14.000 m2 bao gồm các loại cây ăn quả, cây chè; ông quy hoạch khoảng 4.000 m2 dưới tán cây vải thiều để đầu tư nuôi gà chăn thả.

Thursday. July 12th, 2012
Cần Xác Định Rõ Nguyên Nhân Cá Điêu Hồng Chết Hàng Loạt Ở Đồng Tháp Cần Xác Định Rõ Nguyên Nhân Cá Điêu Hồng Chết Hàng Loạt Ở Đồng Tháp

Từ 11 đến 14-11, cá điêu hồng nuôi lồng bè ở thị trấn Thanh Bình và xã Tân Thạnh huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đột ngột chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng cho người nuôi. Theo thống kê chưa đầy đủ của Trạm Thủy sản huyện Thanh Bình, đến chiều ngày 14-11, trên địa bàn huyện đã có 20 lồng bè tương đương 40 tấn cá của 9 hộ nuôi ở cồn Phú Mỹ (thị trấn Thanh Bình) và ấp Nam xã Tân Thạnh bị thiệt hại từ 30 đến 40%, ước thiệt hại hơn 1 tỉ đồng.

Thursday. July 12th, 2012
Dự Án Nuôi Ốc Hương Kết Hợp Với Tu Hài Đạt Kết Quả Tốt Dự Án Nuôi Ốc Hương Kết Hợp Với Tu Hài Đạt Kết Quả Tốt

Từ năm 2012 đến nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã chuyển giao công nghệ nuôi ốc hương kết hợp với tu hài cho hàng chục hộ ở xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Cùng với hướng dẫn kỹ thuật, dự án đã hỗ trợ cho 20 hộ, với 40 đăng ở xã Vạn Hưng về giống.

Thursday. July 12th, 2012