Các Trại Gà Tăng Cường Phòng Dịch Cúm Gia Cầm
Hiện Campuchia đang bùng phát dịch cúm A H5N1, còn Trung Quốc là dịch cúm A H7N9, vì thế nhiều cơ sở, trang trại nuôi gà đã tăng cường phòng dịch để bảo vệ đàn gia cầm.
Ông Nguyễn Quốc Trung, Tổng giám đốc Công ty TNHH Jafa Comfeed Long An cho biết, sau khi biết tin Campuchia rồi đến Trung Quốc bùng phát dịch cúm H5N1 và H7N9, ông đã yêu cầu toàn bộ khu vực chăn nuôi gà của công ty phải tăng cường phòng dịch. Cụ thể, trước đây, một tuần chỉ phun sát trùng từ 1 - 3 lần, nay mỗi ngày phun thuốc sát trùng một lần, phun thuốc cả trong lẫn bên ngoài khu vực nuôi.
Bên cạnh đó, ông Trung cũng cho đàn gà đang nuôi tiêm vắc xin H5N1. “Tôi không biết vắc xin H5N1 có giúp gia cầm miễn dịch được với H7N9 hay không nhưng chí ít cũng giúp gia cầm không bị H5N1”, ông Trung nói.
Trước thông tin dịch cúm, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Bình Phước khuyến cáo các cơ sở, trang trại chăn nuôi gà tăng cường phun thuốc sát trùng để phòng dịch và hạn chế người vào khu chăn nuôi.
Theo ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan thú y vùng 6, đối với những cơ sở, trang trại lớn thì việc phòng dịch bằng phun thuốc sát trùng và tiêm vắc xin H5N1 thường dễ dàng hơn so với những hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ. Ông Bình cho biết, thường những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là là nơi dễ bị dịch và dễ lây lan trên diện rộng nếu có dịch xảy ra.
Ông Nguyễn Tấn Phùng, cán bộ thú y của Cục Thú y hiện đang công tác tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh cho biết, đã hơn một tháng nay, hầu như gia cầm từ Campuchia không còn nhập vào Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài. Tuy nhiên, do nước bạn đang có dịch cúm H5N1 nên không chỉ gia cầm mà các loài chim cũng bị lây nhiễm, nên lo ngại việc chim mang mầm bệnh lây lan.
Có thể bạn quan tâm
Tác động của thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm gần 190 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2012-2013 trên địa bàn huyện Chư Pah (Gia Lai) bị hạn; trong đó 30 ha bị mất trắng, số còn lại đang dần phục hồi. Theo Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah - ông Phạm Minh Châu, diện tích cây trồng bị hạn vụ sản xuất năm nay giảm nhiều so với năm 2010 trở về trước.
Khi áp lực về việc làm tăng cao, cùng với các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm phát sinh khó kiểm soát, các hộ dân của xã Thái Bảo, huyện Gia Bình đã đưa con dế vào nuôi thử nghiệm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra cơ hội mới trong phát triển kinh tế của nông dân.
Ông Trần Lâm Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai cho biết, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Đồng Nai đã phát hiện ra gần 800 héc ta bắp không hạt, tập trung chủ yếu ở các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Thành và TX. Long Khánh với mức độ thiệt hại từ 30 - 60%.